ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 07:03:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện sản xuất giữa hai dòng mặn - ngọt

Báo Cà Mau Đôi mắt luôn hướng về rẫy dưa leo và hành đang tươi tốt, anh Trần Văn Ðẹp, ấp Tapasa, khẽ giọng, nếu thuận lợi thì trên diện tích 5 công tầm lớn trồng dưa leo và hành này sẽ cho lãi trên 40 triệu đồng, nhưng không biết có thu hoạch kịp với những hộ cặp ranh hay không, vì nhiều người đưa nước mặn vào nuôi tôm.

Nguy cơ xoá sổ trồng 1 vụ màu trên đất lúa 2 vụ của người dân ấp Tapasa 2, xã Tân Phú, huyện Thới Bình đang diễn ra và 20 hộ dân trồng màu trong dự án được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ vốn đang cho thu hoạch vụ 2 cũng bị ảnh hưởng. Bởi người dân trồng lúa nơi đây đang đưa nước mặn vào nuôi tôm. Tình trạng này đang gây cho những hộ trồng màu sự lo lắng và không có khả năng trả nợ nếu nước mặn tiếp tục tràn về...

Đôi mắt luôn hướng về rẫy dưa leo và hành đang tươi tốt, anh Trần Văn Ðẹp, ấp Tapasa, khẽ giọng, nếu thuận lợi thì trên diện tích 5 công tầm lớn trồng dưa leo và hành này sẽ cho lãi trên 40 triệu đồng, nhưng không biết có thu hoạch kịp với những hộ cặp ranh hay không, vì nhiều người đưa nước mặn vào nuôi tôm.

Vỡ quy hoạch

Sự lo lắng và mong muốn của anh Ðẹp cũng như 20 hộ thực hiện mô hình trên sẽ khó thành hiện thực bởi nước mặn đã hiện diện sát bờ ranh.

Bí thư Chi bộ ấp Tapasa 2 Phạm Văn Vọng cho biết, câu chuyện bắt đầu từ việc người dân trong ấp làm đơn cam kết xin chính quyền xã cho phép đưa xáng cuốc vào be bờ để giữ nước trồng 2 vụ lúa và nuôi cá nước ngọt. Nhưng khi hoàn thiện thì người dân bơm nước mặn vào để nuôi tôm. Sự chủ động này của người dân đang gây khó cho chính quyền ấp trong việc nỗ lực bảo vệ quy hoạch sản xuất lúa 2 vụ của cánh đồng mẫu lớn và 1 vụ màu trong năm cho thu nhập bền vững từ nhiều năm qua. Theo đó, diện tích mà người dân đưa cuốc vào đào để nuôi tôm chiếm 90% trong tổng diện tích 70 ha đất lúa 2 vụ hiện nay. 

Một thực trạng hiện nay là những hộ liền kề với những hộ trồng màu đã cuốc bờ bao, chờ vụ màu thu hoạch xong để bơm nước mặn thả tôm và ngược lại những hộ trồng màu thì mong muốn được duy trì mô hình này lâu dài, lợi thế có được từ 15 năm qua. Và mô hình này sẽ được phát triển bền vững hơn khi dự án hỗ trợ 500 triệu đồng cho 20 hộ dân nơi đây thực hiện đã phát huy hiệu quả. Nhưng trước sự đe doạ của nguồn nước mặn đang đẩy mô hình này vào tình thế khó khăn.

Chị Trần Thị Diễm lo lắng, những hộ 1-2 công đất thực hiện mô hình trồng màu được xem là nguồn thu nhập lớn và nuôi sống gia đình mình từ nhiều năm qua. Trong khi đó, số tiền vay từ quỹ hỗ trợ nông dân của mỗi hộ ít nhất cũng 15 triệu đồng sẽ khó mà trả nợ được trước hoàn cảnh hiện nay.

Quyết tâm giữ ngọt

“Sợ ảnh hưởng nước mặn những hộ gần với hộ đã cuốc bờ, bỏ đất nhà đến mượn đất của tôi trồng màu. Người dân yêu màu đến cỡ đó đó. Nếu không duy trì được mô hình này là điều đáng buồn cho người dân nơi đây”, ông Vọng bộc bạch.

"Có thể khẳng định vụ màu trên đất lúa 2 vụ của ấp Tapasa trong nhiều năm qua là nguồn thu rất lớn đối với người dân nơi đây. Về năng suất lúa, mỗi công tầm lớn trên dưới 35 giạ, vụ màu mỗi héc-ta cũng thu về trên 20 triệu đồng. Tổng thu hoạch 1 năm cả lúa và màu trên 50 triệu đồng/ha, nếu so với 1 ha nuôi tôm thì không kém là bao, nhưng sự bền vững của mô hình này chắc chắn hơn. Còn những hộ chuyên trồng màu 3 vụ/năm thì 1 ha thu về trên 80 triệu đồng", Chi hội trưởng Hội Nông dân ấp Tapasa Võ Văn Ðức khẳng định.

Bí thư Chi bộ ấp Tapasa Phạm Văn Vọng cho biết: “Trước mắt, chi bộ sẽ cương quyết bảo vệ 20 hộ trong dự án trồng màu được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ sản xuất an toàn. Còn những hộ đã đào bờ mẫu, ngoài vận động, chi bộ sẽ buộc những hộ này làm cam kết không được đưa nước mặn vào gây ảnh hưởng đến những hộ trồng màu hiện nay”.

Ðó là sự quyết tâm của chính quyền ấp. Nhưng trước sự xung đột giữa một bên kiên quyết thực hiện mô hình nuôi tôm, một bên kiên quyết giữ ngọt để trồng màu, đòi hỏi chính quyền địa phương cần có những biện pháp mạnh mới mong bảo vệ được vùng ngọt./.

Hoàng Diệu

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.