ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 3-12-24 20:49:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Báo Cà Mau Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, công tác hộ tịch và cải cách hành chính (CCHC) về hộ tịch thời gian qua đã có nhiều tiến bộ. Cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch để cán bộ và Nhân dân biết, thực hiện; quan tâm bố trí nguồn lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị để phục vụ tốt công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Việc CCHC trong lĩnh vực hộ tịch đã mang đến chất lượng giải quyết TTHC được nâng cao, tỷ lệ số hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 99,99%; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ TTHC được đẩy mạnh, đạt 100%. Tất cả TTHC lĩnh vực hộ tịch được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông có nền nếp, đạt chất lượng cao cho người dân; thủ tục giải quyết các việc hộ tịch được đơn giản hoá, phân biệt rõ ràng thủ tục xuất trình, thủ tục phải nộp, đa dạng hình thức nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết ngắn, công tác kiểm soát TTHC được thực hiện thường xuyên.

Các thành viên trong Ðoàn giám sát Ban Pháp chế HÐND tỉnh khảo sát việc thực hiện công tác hộ tịch, CCHC về hộ tịch tại Bộ phận Một cửa xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, ngày 30/10.

Các thành viên trong Ðoàn giám sát Ban Pháp chế HÐND tỉnh khảo sát việc thực hiện công tác hộ tịch, CCHC về hộ tịch tại Bộ phận Một cửa xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, ngày 30/10.

Việc thực hiện quy trình “4 tại chỗ” góp phần hạn chế số lần đi lại, thời gian giải quyết cho người dân, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cho việc phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ. Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của giấy tờ hộ tịch, tự giác đi đăng ký các sự kiện hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết, từ khi Luật Hộ tịch được triển khai, thực hiện, công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn đã ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn, giải thích rõ ràng cho người dân, thực hiện nghiêm túc theo luật định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch. Do đó, công tác đăng ký hộ tịch trong những năm qua được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật. Việc sử dụng phần mềm đăng ký quản lý hộ tịch điện tử giúp công tác quản lý, theo dõi hộ tịch dễ dàng hơn.

Ðã qua, huyện U Minh đồng thời triển khai mô hình “Thư chúc mừng” trong giải quyết TTHC khi đăng ký khai sinh và kết hôn lần đầu, đã trao 1.030 Thư chúc mừng kèm theo giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn. “Ngoài việc TTHC được giải quyết nhanh, đảm bảo đúng quy định đã tạo sự phấn khởi, gần gũi hơn giữa chính quyền với người dân, xây dựng và củng cố thêm lòng tin và quý mến trong Nhân dân, nhất là trên lĩnh vực giải quyết TTHC”, ông Liêm phấn khởi chia sẻ, cho biết xã Khánh An là đơn vị làm tốt sáng kiến này.

Các thành viên trong Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh khảo sát, tìm hiểu việc thực hiện công tác hộ tịch và CCHC về hộ tịch tại Bộ phận Một cửa huyện U Minh, ngày 31/10.

Tại huyện Thới Bình, đến nay địa phương đã thực hiện xong việc số hoá sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn huyện; các cơ quan đăng ký hộ tịch đã kiểm tra, rà soát, làm sạch dữ liệu và chính thức chuyển dữ liệu số hoá đã phê duyệt (trên phần mềm hộ tịch 158) vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp, gồm 13/13 đơn vị. “Trong nhiều năm qua, cải cách TTHC được xác định là một khâu trọng tâm, đột phá và được triển khai mạnh mẽ ở tất cả cấp hành chính theo hướng đơn giản hoá, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của Nhân dân. Trong đó, công tác hộ tịch và CCHC về hộ tịch được địa phương quan tâm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, mang lại những chuyển biến tích cực, tạo được sự hài lòng của người dân”, ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, chia sẻ.

Trên thực tế, công tác hộ tịch và CCHC về hộ tịch hiện còn những khó khăn cần quan tâm, cần đầu tư nhiều hơn nữa về nguồn lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong lần khảo sát của Ban Pháp chế HÐND tỉnh vừa qua tại các huyện, xã đã ghi nhận nhiều máy tính đã cũ chưa được nâng cấp, thiếu kho, tủ lưu hồ sơ... Hiện nay, còn một số TTHC trong lĩnh vực hộ tịch phải thực hiện cùng lúc nhiều hệ thống (sử dụng phần mềm hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp và hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh) vừa phải ghi các sự kiện hộ tịch vào sổ bộ giấy, mất nhiều thời gian, tạo áp lực cho công chức.

Bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách TTHC trong đăng ký hộ tịch; thực hiện đối chiếu, cập nhật, đồng bộ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cà Mau kiến nghị Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các TTHC về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi vì căn cứ pháp lý hết hiệu lực thi hành (Luật Cư trú năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013; Nghị định số 158/2005/NÐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký, quản lý hộ tịch)./.

 

Trần Nguyên

 

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.