ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 21-2-25 16:55:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cựu chiến binh nuôi cá kèo hiệu quả

Báo Cà Mau Thời gian qua, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, các cấp Hội Cựu chiến binh huyện Trần Văn Thời đã thực hiện nhiều mô hình hiệu quả. Ðiển hình là mô hình nuôi cá kèo thương phẩm của ông Nguyễn Ðăng Khoa (Tám Khoa) ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An.

Có kinh nghiệm nuôi cá kèo hơn chục năm nay, cựu chiến binh Nguyễn Ðăng Khoa đã hiểu rõ đặc tính của loài cá này, ông Khoa xoay vòng giữa nuôi tôm và nuôi cá kèo theo thời vụ và thời giá. Tận dụng những lúc hầm tôm bỏ trống vì giá thấp, ông Khoa mạnh dạn thả nuôi cá kèo, với 5 hầm, mỗi hầm hơn 1.000 m2 cộng với 1 hầm lắng để thay nước. Từ kinh nghiệm thực tiễn, cộng với quyết tâm của người cựu chiến binh, vụ vừa rồi, sau thời gian thả nuôi hơn 4 tháng, cá kích cỡ 38 con/kg, ông Khoa thu hoạch 1 hầm được 1,7 tấn, giá 145 ngàn đồng/kg, trừ chi phí còn lời hơn 200 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Ðăng Khoa tận dụng ao nuôi tôm công nghiệp để nuôi cá kèo, mang lại thu nhập ổn định.

Cựu chiến binh Nguyễn Ðăng Khoa tận dụng ao nuôi tôm công nghiệp để nuôi cá kèo, mang lại thu nhập ổn định.

Cá kèo dễ nuôi, ít rủi ro và nhẹ vốn hơn nuôi tôm, mỗi ngày cho ăn 3 cữ, khi cá lớn về kích cỡ 40 con/kg thì giảm lại ngày cho ăn 2 cữ. Theo kinh nghiệm của ông Khoa, trước khi thả nuôi phải sên ao, sau đó bón vôi nóng, phơi chừng 2 ngày, lấy nước để nuôi. Quá trình nuôi cá kèo cũng ít bệnh, nhẹ chăm sóc hơn nuôi tôm, không cần chạy quạt nên đỡ tốn chi phí.

Cái khó khi nuôi cá kèo là nguồn cá giống, hiện tại ông Khoa phải đi mua cá giống tận xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, chứ tại huyện chưa có nguồn cá giống ổn định. Chính vì điều này làm cho nguồn cá giống khan hiếm và giá con giống cao, chỉ đợi nguồn giống của người dân dèo ngoài tự nhiên, nên vụ nuôi không liên tục và không chủ động. Hiện nay, Hội Cựu chiến binh huyện Trần Văn Thời đang đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” gắn với phong trào cựu chiến binh giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu với mô hình thiết thực, phong phú. Trong quá trình nuôi, người nào cần hỗ trợ con giống hay thức ăn, phân thuốc là ông Khoa tận tình giúp đỡ.

Ông Nguyễn Ðăng Khoa phấn khởi: "Tôi nuôi cá kèo trên 10 năm rồi, có gián đoạn mấy năm do cá kèo sụt giá, giờ nuôi lại hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều hơn tôm nên tôi chuyển qua nuôi cá kèo, đồng thời hướng dẫn anh em xung quanh cùng nuôi và đạt hiệu quả".

Ông Nguyễn Văn Bạc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lợi An, thông tin: "Những năm qua, ông Khoa luôn hỗ trợ người dân, nhân rộng mô hình nuôi cá kèo để cùng phát triển kinh tế hộ".

Các cơ sở hội cựu chiến binh đang tích cực động viên, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế. Từ hiệu quả mô hình tận dụng ao tôm công nghiệp để nuôi cá kèo của cựu chiến binh Nguyễn Ðăng Khoa cho thấy, nếu người dân biết tận dụng ao đầm bỏ trống để nuôi cá kèo, sẽ mở ra triển vọng mới, mang lại hiệu quả cao, giúp bà con thoát nghèo và thu nhập bền vững./.

 

Vũ Linh

 

Tăng thu nhập nhờ trồng màu mùa khô

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập; từ đầu năm đến nay, huyện đã vận động trồng được gần 80 ha hoa màu các loại. Nhiều hộ tuy ít đất nhưng vẫn tích cực thực hiện, thu nhập mỗi năm từ 30-100 triệu đồng.

Lúa sinh thái, lúa hữu cơ - Hướng đi dài cho nông nghiệp xanh

Những năm gần đây, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ đang được nhiều hợp tác xã (HTX), nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai và nhân rộng, góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo dòng sản phẩm sạch, hiệu quả cao.

Cựu chiến binh nuôi cá kèo hiệu quả

Thời gian qua, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, các cấp Hội Cựu chiến binh huyện Trần Văn Thời đã thực hiện nhiều mô hình hiệu quả. Ðiển hình là mô hình nuôi cá kèo thương phẩm của ông Nguyễn Ðăng Khoa (Tám Khoa) ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An.

Khá lên từ nghề may thảm

Từ những cuộn vải tồn kho không bán hết, mảnh vải vụn tưởng chừng như đã bỏ đi nhưng chị Vũ Phương Thuỳ, 36 tuổi, Ấp 14, xã Khánh Hoà đã tận dụng làm nguyên liệu và thành lập tổ sản xuất để làm nên những tấm thảm lau chân với nhiều mẫu mã bắt mắt.

Nông dân 4.0

Mạng Internet đang là công cụ đắc lực của nông dân trong sản xuất cũng như phát triển bán hàng. Những nông dân 4.0 không chỉ sản xuất hàng hoá mà còn là người bán hàng giỏi, chủ động hơn trong nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả, hạn chế thấp nhất tình trạng bị thương lái ép giá.

Tự hào nông sản xã Lý Văn Lâm

Với vị ngon riêng biệt, dưa hấu Lý Văn Lâm và sản phẩm gạo sạch Ông Muộn ngày càng được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Ðể thương hiệu được vươn xa, xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, hướng đến thị trường phát triển bền vững.

Cải thiện thu nhập từ nghề đan lục bình

Là xã vùng ven của TP Cà Mau, kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nên thời gian nhàn rỗi của hội viên phụ nữ xã khá nhiều. Ðể giúp chị em giải quyết thời gian nhàn rỗi, có thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần cùng địa phương giải quyết việc làm, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ðịnh Bình liên kết hỗ trợ chị em thực hiện mô hình đan lục bình gia công.

Tăng thu nhập nhờ liên kết tiêu thụ sản phẩm

Với mục đích liên kết để tiêu thụ sản phẩm cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển đã thành lập Tổ hợp tác (THT) Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi. Qua một năm hoạt động, THT đã hoạt động hiệu quả.

Cục Thuế tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình áp dụng hoá đơn điện tử

Đó là nhấn mạnh của ông Châu Vĩnh Thuận, Cục trưởng Cục Thuế tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu năm 2025, do Cục Thuế tổ chức chiều 14/2.

Rèn kỹ năng quảng bá sản phẩm

Tại Cà Mau, sau hơn 4 năm thực hiện, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã lan toả mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là các hộ sản xuất tại khu vực nông thôn. Ðến nay, tỉnh đã công nhận 166 sản phẩm OCOP, trong đó có 137 sản phẩm đạt 3 sao, 29 sản phẩm đạt 4 sao. Ðây là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực của các chủ thể OCOP, trong đó có nhiều phụ nữ tham gia.