ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-10-24 10:20:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Báo Cà Mau Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Ông Hoàng Mạnh Hoạch sinh năm 1950, quê xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Ðịnh, từng tham gia dân quân, rồi thanh niên xung phong ở chiến trường Lào vào năm 1969. Sau giải phóng, năm 1977, vì cuộc sống gia đình khó khăn nên ông Hoạch rời quê hương vào Nam lập nghiệp. Vùng đất được ông chọn để lập nghiệp là Ấp 9, xã Khánh An ngày nay, tại đây ông làm việc cho Nông trường Minh Hà suốt 14 năm.

Nhờ chịu khó lao động sản xuất, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng nên sau khi ông Hoạch nghỉ làm tại Nông trường Minh Hà, ông được Nhà nước cấp 1,5 ha đất nông nghiệp để sản xuất. Những năm đầu nhận đất, việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bằng ý chí, nghị lực của người lính Cụ Hồ, ông Hoạch tích cực cải tạo, biến vùng đất khó ngày nào thành vùng đất màu mỡ, từ đó việc sản xuất nông nghiệp của gia đình ngày càng thuận lợi hơn.

Mô hình nuôi cá bống tượng mang lại cho gia đình ông Hoạch nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, được nhiều hội viên CCB tham quan, học hỏi.Mô hình nuôi cá bống tượng mang lại cho gia đình ông Hoạch nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, được nhiều hội viên CCB tham quan, học hỏi.

Ðặc biệt vào năm 2003, khi Nhà nước cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ông Hoạch là một trong những người tiên phong thực hiện. Thấm nhuần lời dạy của Bác là phải cần, kiệm, ông Hoạch tích cực triển khai nhiều mô hình chăn nuôi trên vùng đất mới, lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, nuôi tôm, cua, cá kết hợp trồng lúa cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hoạch chia sẻ: “Ngoài thu nhập từ tôm, cua, lúa từ 100-150 triệu đồng/năm, tôi còn có nguồn thu nhập khá từ cá bống tượng, trung bình mỗi năm từ 100-120 triệu đồng. Hiện tôi còn 4 ao cá bống tượng thương phẩm với hơn 800 con”.

Ông Hoạch còn tận dụng đất trống quanh nhà trồng hoa màu để cải thiện bữa ăn gia đình, đặc biệt là trồng hàng trăm gốc mai vàng, vừa tạo mỹ quan, vừa tăng thu nhập. Hiện vườn mai của ông Hoạch có gần 200 gốc lớn nhỏ, trung bình mỗi gốc từ 3-20 triệu đồng. Năm nào ông Hoạch cũng thu lợi nhuận từ mai với 30-40 triệu đồng/năm.

“Vườn mai của tôi có người đến mua quanh năm, nhưng nhiều nhất là thời điểm gần Tết. Nhờ trồng mai bán mà điều kiện kinh tế gia đình tôi được cải thiện rất nhiều”, ông Hoạch cho biết.

Mô hình trồng mai bán giúp gia đình ông Hoạch có thêm nguồn thu từ 40-50 triệu đồng/năm.

Nhờ chịu khó phát triển kinh tế gia đình và biết tích góp, chi tiêu tiết kiệm nên ông Hoạch đã sang thêm được 1,5 ha đất nông nghiệp để sản xuất. Kinh tế phát triển, ông có tiền chăm lo cho các con ăn học, nay đều đã lập gia đình; đồng thời, ông còn xây dựng được ngôi nhà khang trang trị giá khoảng 1 tỷ đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, ông Hoạch còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn hội viên CCB sản xuất. Năm 2020, ông được hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hội CCB xã, nhận xét: “CCB Hoàng Mạnh Hoạch là cán bộ hội có trách nhiệm, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào ở địa phương, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Chi hội giao phó. Không chỉ vậy, ông còn nhiệt tình hướng dẫn hội viên cách thức làm ăn, hỗ trợ cây, con giống, tiền để hội viên phát triển kinh tế gia đình. Từ những kết quả đạt được, ông Hoạch được các cấp, các ngành tặng nhiều giấy khen, đặc biệt là 5 năm liền được Hội CCB xã đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được UBND xã công nhận là CCB gương mẫu 5 năm liền. Ông xứng đáng là tấm gương sáng trong phong trào học tập và làm theo lời Bác để các hội viên CCB khác học tập, noi theo”./.

 

Trần Thể

 

Giữ nghề đan đát

Từ lâu, phụ nữ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đã gắn bó với nghề đan đát. Bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị đã biến cây tre, cây trúc thành những chiếc thúng, rổ, nia, sịa... tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Theo thời gian, dù nghề đan đát dần mai một, nhưng vẫn còn nhiều người bám trụ với nghề. Bởi đây không chỉ là kế sinh nhai của các hộ dân thuộc làng nghề đan đát, mà còn mang giá trị truyền thống, tạo nên thương hiệu nghề cho xứ U Minh.

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Ðất Mới với mô hình mới

Hiện nay, nghề đan đát đang được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Năm Căn triển khai rộng rãi cho hội viên, thông qua các lớp dạy nghề. Sản phẩm chủ yếu là giỏ, túi xách được làm bằng dây nhựa. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sịa nhựa của phụ nữ xã Ðất Mới, chị em đã tự tìm nguyên liệu và mày mò, học nghề lẫn nhau mà vẫn đan thành thục.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Quyết tâm xoá tàu “3 không”

Mặc dù ngành chức năng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng tình hình các tàu cá “3 không” lén lút thực hiện hoạt động khai thác trên biển vẫn còn diễn ra. Để góp phần gỡ thẻ vàng, tạo kết quả tích cực trước chuyến thanh tra của EC sẽ đến Việt Nam lần thứ 5 dự kiến trong tháng 10 này, nhiều địa phương trong tỉnh quyết tâm xoá các phương tiện này trên vùng biển quản lý.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.