ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:33:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða dạng vật nuôi, tăng nguồn thu nhập

Báo Cà Mau Qua tìm tòi, học hỏi, ông Lý Hoàng Vũ, ấp Kinh Lách, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, mạnh dạn thực hiện mô hình mới, đó là nuôi gà đen, le le, bước đầu đạt kết quả khả quan, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Gà đen là giống gà đặc sản của vùng núi Tây Bắc, da và thịt đều có màu đen, thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon. Nhờ được chăm sóc đúng cách, mô hình chăn nuôi của ông Vũ đạt năng suất cao.

Ông Vũ cho biết: “Khoảng 2 năm trước, tôi đặt mua 40 con gà đen giống qua mạng, với giá 55 ngàn đồng/con, sau đó tôi nghiên cứu cách nuôi từ các trang mạng xã hội. Ðến nay, đàn gà của tôi được hơn 200 con gà thịt và hơn 40 con gà mái đẻ. Nhìn chung, gà đen dễ nuôi như giống gà ở địa phương, ít dịch bệnh, mau lớn. Gà đen thương phẩm chủ yếu là gà đen trống, với giá khoảng 200 ngàn đồng/kg, có thể xuất bán sau khoảng 5-6 tháng nuôi. Tôi thường để lại gà đen mái để tiếp tục gây đàn nhằm duy trì và phát triển mô hình”.

Bên cạnh nuôi gà đen, ông Vũ còn nuôi thêm le le, đây là loài chim nước thường sống ở các vùng đầm lầy và ao hồ, chất lượng thịt có giá trị dinh dưỡng cao. Ban đầu ông Vũ nuôi chỉ vài chục con giống được chọn lọc kỹ từ các lò ấp. Sau khoảng 5 tháng nuôi, le le có thể đạt trọng lượng khoảng 500-600 gram/con và sẵn sàng xuất bán, có thể bán con giống hoặc bán thương phẩm. Con giống khoảng 1 tháng tuổi có giá thành dao động từ 500 ngàn đồng/cặp; le le thương phẩm thì giá thành sẽ dao động từ 250-270 ngàn đồng/con tuỳ kích cỡ và chất lượng của le le.

Gà đen và le le được cắt cánh từ nhỏ để hạn chế bỏ đàn.

Thời gian đầu, do mô hình chăn nuôi còn mới, chưa có nhiều kinh nghiệm nên ông Vũ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô và đảm bảo chất lượng con giống. Với quyết tâm, ông đã tìm tòi, học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật, từ đó chăn nuôi đạt hiệu quả hơn.

“Ban đầu khi mới nuôi le le, tôi thực hiện việc cắt cánh như các giống chim khác để hạn chế bỏ đàn nhưng chúng vẫn bay ra tự nhiên. Sau nhiều lần rút kinh nghiệm, tôi tìm tòi và học hỏi được kỹ thuật cắt chóp cánh bằng dụng cụ điện trong thú y, nên việc thuần dưỡng cũng dễ dàng và hạn chế tối đa việc bỏ đàn của le le. Bên cạnh đó, tôi còn đầu tư máy ấp trứng với sức chứa khoảng 1 ngàn trứng/lần ấp. Mỗi lứa ấp khoảng 28-29 ngày, nuôi trong lồng 1 tuần là có thể bán con giống và tiếp tục ấp thêm lứa mới. Nhờ vậy mà sản lượng tăng cao, ổn định chất lượng con giống và thị trường tiêu thụ”, ông Vũ cho biết.

Mô hình nuôi gà đen, le le, gà đông tảo, chim trích cồ... của ông Lý Hoàng Vũ cho thu nhập hằng năm trên 150 triệu đồng.

Ngoài le le và gà đen, ông Vũ đang nuôi thêm gà đông tảo, chim trích cồ, hằng năm tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình hơn 150 triệu đồng.

Hiện mô hình chăn nuôi của ông Vũ được nhiều hộ dân trong xã học hỏi, thực hiện và đạt hiệu quả cao. Ðây là tín hiệu đáng mừng trong việc đa dạng hoá vật nuôi, góp phần phát triển kinh tế hộ nói riêng và phát triển kinh tế bền vững của địa phương nói chung.

Ông Ngô Minh Ðạo, Chủ tịch UBND xã Hoà Mỹ, cho biết: “Mô hình chăn nuôi gà đen và le le của ông Lý Hoàng Vũ là mô hình đầy triển vọng, khẳng định hiệu quả kinh tế. Bản thân ông Vũ là người ham học hỏi và luôn tìm cách ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài làm giàu cho bản thân và gia đình, ông Vũ còn nhiệt tình giúp đỡ người dân cùng làm ăn, phát triển kinh tế. Mô hình của ông Vũ là điển hình cho phong trào nông dân làm kinh tế giỏi tại địa phương, góp phần tạo diện mạo nông thôn mới”./.

 

Quách Nguyên - Diễm Huỳnh

 

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.