ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 05:23:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài cuối: Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

Báo Cà Mau Đồng chí Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định:“Từ kết quả thực tiễn phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) của tỉnh trong nhiều năm qua, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được đông đảo đoàn viên, hội viên và Nhân dân hưởng ứng, tham gia, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà".

Dân vận khéo - nền tảng vững chắc của hệ thống chính trị

Với nhiều mô hình, cách làm hay, thiết thực, trong 5 năm qua đã xuất hiện hàng ngàn điển hình tiên tiến DVK trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền ở địa phương, đơn vị.

Thượng tá Huỳnh Minh Tửng, Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho biết, qua 11 lần tổ chức với tổng kinh phí trên 99 tỷ đồng (ngân sách 45 tỷ đồng, vận động hơn 54 tỷ đồng), mô hình “Tết Quân dân” là mô hình DVK mang lại hiệu quả cao. Điểm nổi bật là gắn kết máu thịt giữa quân với dân, minh chứng rõ nét cho sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận lòng dân, góp sức cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương trên địa bàn giải quyết tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau.

Ban Tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 tại Đồn Biên phòng Khánh Tiến tặng quà cho người dân. 

Thượng tá Nguyễn Thanh Giữ, Phó Chánh Thanh tra Công an tỉnh, nguyên Trưởng phòng Tham mưu, cho biết: "Các mô hình DVK còn góp phần quan trọng trong xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", thu hút đông đảo người dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự. 5 năm qua, Nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an hàng ngàn tin liên quan đến an ninh trật tự, giúp xử lý 18.835 vụ việc vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội…; phối hợp với lực lượng công an bắt và vận động đầu thú 285 đối tượng truy nã; tự nguyện giao nộp hàng ngàn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ các loại". 

DVK không hẳn là những điều lớn lao, đôi khi từ những việc nhỏ: Đó có thể là một gia đình thuận hoà, con cháu hiếu thảo, kinh tế ổn định để tròn vai “tế bào tốt” cho xã hội; hay nếp sống văn minh, thắt chặt tình nghĩa xóm làng, sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau lúc khốn khó ở cộng đồng dân cư; hoặc ở phạm vi cơ quan, tổ chức, mọi người cùng đoàn kết, hiệp lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; còn đối với cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử thì cần làm tốt trọng trách người đại diện cho tiếng nói của Nhân dân, ra sức bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho Nhân dân… Tất cả cùng cộng đồng trách nhiệm, ắt sẽ góp thêm nhiều thành công cho phong trào thi đua DVK của tỉnh nhà.

Nhân viên Cảng cá Sông Đốc tuyên truyền chủ tàu cá, ngư dân tuân thủ nghiêm các quy định về chống khai thác IUU.


"Chúng ta cần tiếp tục nhân lên những điều tích cực, mô hình DVK sáng tạo, hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới”, đồng chí Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lưu ý.

Việc có lợi cho dân phải gắng sức làm

Tại các cuộc họp cấp tỉnh, hay các đợt tiếp xúc cử tri, các đồng chí lãnh đạo tỉnh thường xuyên nhắc nhở các địa phương, đơn vị: Việc gì có lợi cho dân phải gắng sức làm, khi được lòng dân thì việc gì cũng thành công.

Để đạt được điều trên, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải nêu gương, phát huy tốt vai trò DVK. Một minh chứng thực tế gần đây nhất là kết quả thực hiện Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có công với cách mạng. Theo đó, tỉnh Cà Mau (cũ) đã hoàn thành hỗ trợ 4.400 căn nhà, trong đó xây mới 3.463 căn, sửa chữa 937 căn, tổng kinh phí thực hiện hơn 235,8 tỷ đồng, hoàn thành trước 3 tháng so với kế hoạch của tỉnh và gần 5 tháng so với kế hoạch của Trung ương.

Đoàn công tác kiểm tra chương trình xoá nhà tạm của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh gặp gỡ, nắm bắt thông tin về thu nhập, đời sống tại hộ ông Nguyễn Thanh Tuấn (thứ hai từ phải sang; ảnh 5a là thứ 3 từ phải sang), ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, ngày 16/5. 

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bởi, bên cạnh nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tỉnh đã tự nguyện đóng góp ít nhất một ngày lương. Đoàn viên, thanh niên, lực lượng công an, quân đội và người dân tích cực hỗ trợ vật tư, ngày công lao động, kinh phí theo tinh thần "ai có gì góp nấy". Các địa phương thành lập tổ công tác, đội tình nguyện khóm, ấp, kết quả đã đóng góp hơn 46.000 ngày công lao động, quy đổi thành tiền ước tính khoảng 15,4 tỷ đồng.

Có thể nói, Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người dân. Tiếp nối thành công này, sau hợp nhất tỉnh, qua rà soát kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũ, tỉnh đang nỗ lực, quyết tâm hoàn thành chương trình trước ngày 20/8 tới đây. An cư thôi chưa đủ, nhân văn hơn, tỉnh Cà Mau đã phát động, kêu mọi tầng lớp Nhân dân, cả hệ thống chính trị chung tay thực hiện Đề án hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn và hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2027, tạo sinh kế để người dân thoát nghèo bền vững.

Mô hình DVK đưa màu xuống ruộng (bí đỏ) của Chi bộ Ấp 5, xã Đá Bạc, giúp bà con có thu nhập từ 70-100 triệu đồng/ha.

Như nhận định của đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, công tác dân vận đóng vai trò là cầu nối để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Nhất là với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi chủ trương, cán bộ làm công tác dân vận cần nắm chặt nội dung các văn bản chỉ đạo, nhất là các giải pháp thực hiện của Trung ương, của tỉnh đối với từng cấp, từng ngành, từng đối tượng, để giải thích thấu đáo, tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, để họ thấy được Đảng, Nhà nước luôn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống chính trị.

Đồng chí Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND cho các tập thể có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua DVK, giai đoạn 2020-2025.

Đồng chí Hồ Trung Việt đồng thời lưu ý, để thực hiện tốt công tác DVK theo tinh thần Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong thời gian tới, các cấp, các ngành tiếp tục duy trì những mô hình có hiệu quả và xây dựng mô hình, điển hình mới. Kịp thời sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua DVK nhằm cổ vũ, động viên, tạo sự lan toả, qua đó góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Loan Phương

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.