ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-10-24 09:23:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Báo Cà Mau Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Tuy nhiên, thực tế tại Cà Mau cho thấy, hiện tượng lao động nông thôn, trong đó có lao động DTTS chưa có việc làm; thiếu việc làm hoặc có những trường hợp đã qua đào tạo nghề nhưng không phát huy được hiệu quả... vẫn là câu chuyện đầy trăn trở.

Loạt bài viết “Ðào tạo nghề cho đồng bào dân tộc: Chính sách có, khó khâu nào?” sẽ góp thêm những góc nhìn, và quan trọng là đề xuất, gợi mở các giải pháp căn cơ, đồng bộ, hiệu quả, nhất là ở khâu tổ chức thực hiện chính sách dân tộc tại Cà Mau.

Bài 1: Quyết sách ưu việt, nhân văn

Với phương châm “không một ai bị bỏ lại phía sau”, Ðảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) với chủ trương nhất quán, với quyết tâm chính trị lớn lao. Phát triển về mọi mặt đối với vùng DTTS&MN, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với mặt bằng chung của cả nước là mục tiêu, ý chí và khát vọng của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tại Cà Mau, việc nhận thức, quán triệt, triển khai các quyết sách của Ðảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, trong đó có công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đảm bảo đúng quy định, sát với thực tiễn và mang lại kết quả thực chất, bền vững.

Đồ hoạ LÊ TUẤN.

“Bệ đỡ” cho đồng bào DTTS

Ðể nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, Ðề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, được ban hành kèm theo Nghị quyết số 88/2019/ NQ-QH14 của Quốc hội khoá XIV, đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là: “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS, hằng năm thu hút 3% lao động sang làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Ðến năm 2030, có 40% lao động người DTTS biết làm các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phấn đấu có 80% số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hoá”.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2023, giai đoạn 2021-2025. Ðây là chương trình mang tính tổng thể, đang phát huy các nguồn lực, tạo ra nhiều cơ hội cho đồng bào DTTS nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Trong đó, giải quyết việc làm là một trong những nội dung quan trọng, được đưa vào Tiểu dự án 3 (Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN) thuộc Dự án 5 (Phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực).

Từ năm 2023 đến nay, để thực hiện Tiểu dự án 3, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đã mở được 13 lớp đào tạo nghề cho lao động trong độ tuổi lao động, thuộc các đối tượng người lao động là người DTTS. Lớp học đan thủ công của chị em phụ nữ xã Khánh Lâm, huyện U Minh.

Bà Bùi Lệ Oanh, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp và Việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) tỉnh Cà Mau, cho biết: “Cùng với việc ban hành các chính sách đi vào cuộc sống giúp đồng bào DTTS nâng cao đời sống vật chất tinh thần, phát triển kinh tế - xã hội, Tiểu dự án 3 hướng đến góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ lao động là người DTTS tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng”.

Từ năm 2023 đến nay, để thực hiện Tiểu dự án 3, Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đã mở được 13 lớp đào tạo nghề cho lao động trong độ tuổi lao động, thuộc các đối tượng người lao động là người DTTS, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống trên địa bàn các ấp, xã đặc biệt khó khăn thuộc các huyện: Ðầm Dơi, Trần Văn Thời, U Minh, Phú Tân, TP Cà Mau.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo Sở LÐ-TB&XH kiểm tra nắm tình hình lớp học đan giỏ nhựa tại xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo Sở LÐ-TB&XH kiểm tra nắm tình hình lớp học đan giỏ nhựa tại xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân.

“Trung bình mỗi lớp từ 30-35 học viên. Kinh phí ngân sách cấp để thực hiện tiểu dự án này là khá lớn, năm 2022 trên 1,06 tỷ đồng, năm 2023 trên 3,4 tỷ đồng, năm 2024 là trên 2,1 tỷ đồng”, bà Oanh thông tin.

Mục tiêu hướng đến là xây dựng các mô hình đào tạo nghề; giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào DTTS gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo. Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Chuẩn hoá kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS. Cùng với đó, thực hiện tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài.

Bà Nguyễn Thu Tư, Phó giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, tâm huyết: “Chính sách trên sẽ giải quyết việc làm cho lao động DTTS đảm bảo phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động DTTS, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS”.

Lạc quan nhưng không chủ quan

Giai đoạn 2019-2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nhưng đồng bào các DTTS tỉnh nhà luôn nỗ lực phấn đấu, kề vai sát cánh cùng với Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh vượt qua khó khăn, góp phần to lớn vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên: thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là 54,4 triệu đồng, tăng 1,51 lần so với năm 2019; trên 80% lao động đến tuổi có việc làm, thu nhập ổn định.

Theo bà Thu Tư, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong những năm qua vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế. “Vùng DTTS của tỉnh là địa bàn khó khăn, xuất phát điểm thấp, thiên tai thường xuyên xảy ra; từ đó, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và kết quả triển khai thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ. Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm đáng kể nhưng chưa thực sự bền vững, có thể tái nghèo do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, trình độ học vấn còn thấp, nhất là sau đại dịch Covid-19, một bộ phận người lao động là đồng bào DTTS rơi vào cảnh việc làm bấp bênh, bị mất việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn”, bà Thu Tư chia sẻ.

 Ngoài thực hiện đào tạo nghề, dạy nghề, truyền nghề thì trong thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH còn tuyên truyền chính sách lao động và việc làm đến đối tượng lao động nông thôn, lao động vùng DTTS.

Do lao động DTTS chủ yếu làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với những công việc giản đơn, bấp bênh, không ổn định, nên dù những năm qua đã được thụ hưởng rất nhiều chính sách, chương trình nhưng vùng DTTS vẫn là “lõi nghèo” của tỉnh. Theo kết quả rà soát cuối năm 2023, hộ nghèo đồng bào DTTS còn 713 hộ, chiếm 6,09% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh và chiếm 14,5% trong tổng số hộ DTTS trên địa bàn tỉnh. Hộ cận nghèo đồng bào DTTS còn 502 hộ, chiếm 4,28% trong tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh và chiếm 10,4% tổng số hộ DTTS trên địa bàn tỉnh.

Huyện U Minh có 1.280 hộ DTTS, trong đó có 193 hộ nghèo (trong tổng số 1.238 hộ nghèo toàn huyện U Minh - PV). Ông Ðinh Cộng Hoà, Phó trưởng Phòng LÐ-TB&XH huyện U Minh, cho biết: “Thời gian qua, đời sống đồng bào DTTS của địa phương không ngừng khởi sắc, phát triển toàn diện. Công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã thể hiện rõ tính ưu việt, nhân văn, hiệu quả. Sự lạc quan là có, nhưng không thể bằng lòng, chủ quan mà cần tiếp tục soi chiếu vào thực tiễn, gắn với tâm tư, nguyện vọng, điều kiện thực tế của đồng bào DTTS để việc triển khai các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước ngày càng mang lại kết quả thực chất, bền vững hơn”.


Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nêu rõ: “Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Một số chỉ tiêu đề ra chưa đạt; lao động nông thôn chủ yếu được học nghề ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, chất lượng đào tạo còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề còn nhiều bất cập. Hoạt động hỗ trợ người dân sau khi học nghề chưa được triển khai hiệu quả”.

 

Hải Nguyên - Quỳnh Anh

Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.