ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:45:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẩy mạnh chi trả bảo hiểm không dùng tiền mặt

Báo Cà Mau Thay thế cho hình thức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, việc chi trả lương hưu qua thẻ ATM của ngân hàng đang dần trở thành xu hướng phổ biến và mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Nhằm tạo điều kiện cho những người lớn tuổi không phải tốn công đến tận nơi nhận lương hưu bằng tiền mặt, Bưu điện TP Cà Mau đã phối hợp với Ngân hàng Nam Á chi nhánh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời hỗ trợ mở tài khoản tại ngân hàng cho người hưởng chế độ, từ đó tỷ lệ người nhận lương hưu không bằng tiền mặt trên địa bàn thành phố ngày càng tăng.

Hiện nay, Bưu điện TP Cà Mau đang thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp hằng tháng, trợ cấp thất nghiệp cho trên 5.100 đối tượng, trong đó nhận tiền mặt 1.780 đối tượng, còn lại chi trả qua thẻ.

Những người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đa phần là người lớn tuổi, có tâm lý và thói quen sử dụng tiền mặt, sợ việc trở ngại khi rút tiền, như không nhớ mật khẩu, thao tác sử dụng, đi lại khó khăn, nên một số người vẫn muốn nhận tiền mặt để đến điểm chi trả gặp gỡ, trao đổi với người quen. Hiểu được những khó khăn cũng như nhu cầu của người hưởng, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã ký kết phối hợp toàn diện với Ngân hàng Nam Á triển khai mở tài khoản người hưởng chế độ qua tài khoản Nam Á, với tiện ích miễn phí quản lý tài khoản, không yêu cầu số dư tối thiểu; miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 qua app  Nam A Bank ; miễn phí thông báo biến động số dư qua app; miễn phí duy trì dịch vụ ngân hàng điện tử và rút được tiền tại tất cả các điểm phục vụ của bưu điện mà không cần đến ngân hàng cũng như ra cây ATM.

Nhân viên Ngân hàng Nam Á chi nhánh Cà Mau hỗ trợ người nhận lương hưu làm thủ tục chuyển lương qua thẻ ATM. Ảnh: TRẦM NGHĨ

Ông Lê Quốc Yên và bà Nguyễn Thị Thanh Thìn là 2 trong số những người nhận lương hưu bằng tiền mặt, sau khi được tuyên truyền về những tiện ích khi nhận lương hưu qua tài khoản của Ngân hàng Nam Á đã đồng ý chuyển nhận lương hưu từ tiền mặt qua tài khoản ngân hàng.

Ông Lê Quốc Yên, chia sẻ: "Trước đây tôi nhận lương hưu qua bưu điện, khi được tuyên truyền nhận lương hưu qua thẻ ATM để thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, tôi đồng ý chuyển qua thẻ ATM. Ðặc biệt, với thẻ ATM này, có thể rút tiền mặt tại các điểm bưu điện trên toàn quốc nên rất thuận lợi cho những người nhận lương hưu".

Bà Nguyễn Thị Thanh Thìn, bộc bạch: "Trước đây tôi cũng đã làm thẻ ATM để nhận lương hưu, nhưng do tuổi cao, dễ quên nên gặp khó trong việc rút tiền, vì vậy tôi đã huỷ thẻ. Nay Bưu điện thành phố phối hợp với Ngân hàng Nam Á chuyển lương qua thẻ ATM của Ngân hàng Nam Á. Có thể rút tiền tại bưu điện, hoặc nhờ nhân viên bưu điện hỗ trợ rút tiền mặt và đem đến tận nhà".

Trên địa bàn TP Cà Mau còn trên 1.700 người nhận lương hưu bằng tiền mặt.

Mặc dù chuyển từ việc nhận lương bằng tiền mặt qua thẻ ATM nhưng người nhận lương hưu có thể đến các điểm bưu điện trên toàn quốc để nhận. Giải pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận lương hưu có thể tiếp cận tiền mặt dễ dàng và linh hoạt.

Ông Phạm Minh Thiết, Giám đốc Bưu điện TP Cà Mau, cho biết, công tác tuyên truyền, vận động chuyển đổi hình thức nhận từ tiền mặt sang nhận qua tài khoản ngân hàng được Bưu điện thành phố phối hợp Ngân hàng Nam Á triển khai truyên truyền, vận động thực hiện định kỳ hằng tháng trong các ngày chi trả. Cụ thể, trước ngày chi trả, đơn vị lên lịch phân giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhân viên tham gia tuyên truyền tại từng điểm chi. Niêm yết các văn bản chỉ đạo tại các điểm chi cho người hưởng nắm được chủ trương, chính sách, cũng như vai trò, trách nhiệm trong việc góp phần chuyển đổi số. Việc chuyển đổi hình thức nhận tiền được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người hưởng.

"Chúng tôi quán triệt cụ thể cho nhân viên, khi tư vấn phải hướng dẫn cụ thể cho người hưởng các thủ tục, lợi ích và các yêu cầu khi mở tài khoản, bao gồm cả mức phí mà ngân hàng quy định (nếu có)", ông Phạm Minh Thiết chia sẻ.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội là một trong những nhiệm vụ chính trị của ngành bảo hiểm xã hội, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số; đồng thời, từng bước cải cách và đơn giản hoá thủ tục hành chính cho người tham gia và thụ hưởng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tiện ích này tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, góp phần thực hiện tốt Ðề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ./.

 

Phúc Duy

 

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Từ ngày 1/4, sẽ hoạt động theo mô hình BHXH khu vực

Tuyệt đối không để gián đoạn quyền lợi của người tham gia và đơn vị sử dụng lao động, đó là một trong những chỉ đạo của Phó giám đốc BHXH tỉnh Cà Mau Lê Hùng Cường tại Hội nghị trực tuyến công tác thu, phát triển người tham gia quý I năm 2025, diễn ra vào ngày 20/3.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.

Bước đi vững chắc để bảo vệ an sinh

Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhân viên thu của xã, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện từng bước đến từng hộ dân. Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, là nơi luôn thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động tự do, người dân vùng sâu, vùng xa.

Ðiểm tựa an sinh

Nếu như tham gia bảo hiểm y tế là để giảm gánh nặng khi không may bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thì tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là để được hưởng lương hưu và chăm sóc sức khoẻ tuổi già.

Lan toả chính sách an sinh

Trong bối cảnh chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an sinh xã hội cho người lao động tự do, BHXH huyện Cái Nước đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia và đạt được kết quả khả quan.