ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 15:31:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa - tôm

Báo Cà Mau (CMO) Tranh thủ mưa nhiều, nông dân các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời tập trung xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm được hơn 530 ha. Trong đó, diện tích lúa cấy hơn 310 ha, số còn lại được bà con nông dân sạ trực tiếp xuống ruộng. Diện tích đã xuống giống tập trung nhiều ở các xã: Khánh Bình Đông, Lợi An, Khánh Bình, Phong Lạc...

Nhờ chủ động nên vụ mùa năm nay ông Tạ Văn Thúc ở ấp Rạch Bần, xã Phong Lạc, đã xuống giống thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm, hiện tại lúa của ông đang phát triển khá tốt. Ông cho biết, phải tháo hết nước để rửa mặn và rửa phèn. Qua nhiều lần mưa mới rải vôi, chờ mưa xuống lại rải phân lót mới sạ lúa.

Ông Ngô Văn Trực, ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, chăm sóc đám mạ trước sân nhà.

Ngoài sạ, nông dân cũng tận dụng mặt sân, bờ liếp gieo mạ để cấy. Ông Ngô Văn Trực, ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, cho biết, từ khi chuyển đổi từ sản xuất 2 vụ lúa sang 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm đến nay năm nào gia đình ông cũng làm 1 vụ lúa. Riêng vụ mùa năm nay ông đã chuẩn bị sẵn 500 m2 mạ, chờ mạ đủ tuổi sẽ cấy.

Mấy ngày qua, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có mưa lớn trên diện rộng nên bà con nông dân tranh thủ rửa mặn, xổ phèn lần cuối để chuẩn bị xuống giống. Rửa mặn, xổ phèn cải tạo đất là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm nên nông dân cần quan tâm thực hiện đúng quy trình. Ông Tạ Văn Thúc chia sẻ, cần phơi đất cho nứt chân chim, hạt giống lọt xuống kẽ sẽ phát triển tốt, còn nằm trên mặt đất thì không nảy mầm được.

Để đảm bảo cho vụ lúa - tôm năm nay đạt kết quả tốt, UBND huyện Trần Văn Thời chỉ đạo UBND các xã vùng chuyển đổi sản xuất xem xét tuỳ theo điều kiện thực tế mà hướng dẫn nông dân xuống giống, những nơi nào đủ điều kiện mới tiến hành canh tác, nhằm tránh tình trạng bị thiệt hại do ảnh hưởng thời tiết.

Anh Quốc

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi thay trên vùng kinh tế mới

Trải qua nhiều thăng trầm, vùng đất Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) ngày nào nay đã thay da đổi thịt. Người dân khai phá vùng kinh tế mới nay có cuộc sống sung túc.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi có hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, từ đó có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Thu ngân sách ước vượt chỉ tiêu trên 500 tỷ đồng

Dù đối mặt với tình hình kinh tế biến động, nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo kỳ quyết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của ngành thuế, đến thời điểm này, ngành thuế tỉnh đã về đích thu ngân sách Nhà nước (NSNN), dự kiến cả năm vượt khá cao so với dự toán được giao.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.