ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 23:27:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Để đề án xuất khẩu lao động được thông và thoáng

Báo Cà Mau Thời gian qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn tỉnh Cà Mau luôn được các cấp ủy, chính quyền xác định là hoạt động kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Không những vậy, XKLĐ còn phù hợp với nguyện vọng của người lao động (NLĐ), vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho NLĐ... Tuy nhiên, vấn đề XKLĐ đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, nên chăng cần thay đổi tư duy, cách làm để Đề án đưa lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất.

Tỉnh Cà Mau hiện nay có lực lượng lao động trẻ, được đào tạo tay nghề đáp ứng nhu cầu lao động trong và ngoài nước.

Bài 1: Rộng mở tương lai từ xuất khẩu lao động

XKLĐ được xem là giải pháp hiệu quả giúp NLĐ có việc làm, tăng thu nhập, nhất là với lao động nông thôn. Sau khi đi XKLĐ về nước, kinh tế gia đình của NLĐ được cải thiện đáng kể.

Thoát nghèo nhờ lao động ngoài nước

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới khang trang, vợ chồng ông Trần Văn Hết, ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời không giấu được xúc động. Trước đây ước mơ về căn nhà lành lặn, tránh mưa che nắng với vợ chồng ông vẫn chỉ là mơ ước nếu như con trai lớn không sang Nhật Bản lao động.

Gia đình thuộc diện cận nghèo, cuộc sống của vợ chồng ông Hết chỉ trông nhờ vào mấy công ruộng nên cảnh thiếu trước hụt sau luôn thường trực. Các con đi học khó khăn chồng chất khó khăn, nên sau khi có thông tin về XKLĐ, cùng với sự động viên của con trai, vợ chồng ông Hết vay mượn để đưa con đi học ngoại ngữ. Sau khi đi Nhật lao động, số tiền tích lũy gửi về của con trai đã giúp vợ chồng ông trả được nợ, xây dựng căn nhà khang trang và có điều kiện để đưa con trai út tiếp tục sang Nhật lao động.

Ông Hết nhớ lại, trước đây nói về XKLĐ không riêng gì vợ chồng ông mà bà con ở đây nghe có vẻ xa lạ lắm, rồi ai cũng sợ khi để con em mình phải đi nước ngoài lao động. Thế nhưng, từ khi được chính quyền địa phương phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Việc làm đến tuyên truyền, vận động, hiểu được lợi ích của việc XKLĐ, rồi được hỗ trợ vay vốn để xuất cảnh... nên người dân cũng đã mạnh dạn cho con đi.

“Sau 1 năm con trai đi lao động, số tiền gửi về vợ chồng tôi trả tiền vay Nhà nước, năm thứ 2 thì tích lũy xây dựng được căn nhà khang trang và có thêm nguồn vốn để con trai út sang Nhật lao động. Từ thực tế của gia đình nên thời gian qua khi người thân, bạn bè, bà con xóm làng đến hỏi thăm về công việc, cuộc sống của các con bên Nhật, tôi đều sẵn lòng chia sẻ, với mong muốn lan tỏa thông tin tích cực để càng có nhiều lao động tìm cơ hội công việc ngoài nước”, ông Hết phân trần.  

Ông Trần Văn Hết ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời thoát nghèo nhờ có 2 người con đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản gửi tiền về hỗ trợ.

Thông qua những lao động đã đi xuất khẩu, thông tin người thật, việc thật trở thành kênh thông tin chính thống giúp người dân an tâm khi chính quyền địa phương truyền thông về Đề án đưa lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Gia đình có 2 người con đi XKLĐ tại Nhật Bản nên vợ chồng ông Lê Hoàng Vũ, ấp Xóm Mới, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi cũng thường xuyên tư vấn, hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc cho người thân trong gia đình, hàng xóm để họ cũng an tâm khi quyết định cho con em đi XKLĐ.

“Ban đầu cũng lo sợ lắm chứ, con mình mà đi xa vậy, rồi không biết sinh hoạt hàng ngày ra làm sao, công việc như thế nào, ăn uống có được không... Thế nhưng, sau khi sang Nhật con điện thoại về cho hay, thấy cuộc sống, công việc, sinh hoạt hàng ngày nề nếp, ổn định, an ninh nên mình cũng bớt lo hơn. Con trai lớn sau khi hết hợp đồng về nhà vẫn kinh doanh online; con trai thứ ba tiếp tục gia hạn để lao động thêm. Con gái út đang học lớp 12 nhưng hè vừa qua gia đình cũng đã cho cháu học thêm tiếng Nhật, nguyện vọng của cháu là sau khi tốt nghiệp THPT có thể sang Nhật lao động cùng với anh của nó!”, ông Lê Hoàng Vũ cho biết.

Ông Lê Hoàng Vũ ấp Xóm Mới, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi (bìa phải) chia sẻ thông tin khi có 2 con đi lao động tại Nhật Bản.

Căn nhà của ông Lê Hoàng Vũ ấp Xóm Mới, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi được xây dựng kiên cố, khang trang có phần đóng góp của hai con khi đi lao động tại Nhật Bản gửi tiền về.

Mở rộng thị trường tiềm năng

Năm 2018, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Đề án đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Từ đó đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn lao động đi lao động sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số thị trường khác, số lượng năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2018 toàn tỉnh có 32 lao động đi xuất khẩu, năm 2019 là 130 lao động, năm 2022 là 321, thì năm 2023 đã có 471 lao động xuất cảnh, đạt 117,75% chỉ tiêu, tăng 47,18% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, nguồn lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài nhưng chưa xuất cảnh là 80 người, trong đó có 45 người đang học ngoại ngữ và 35 người đã học xong ngoại ngữ.

Hàng năm, ngành lao động tổ chức thực hiện rất nhiều cuộc tuyên truyền đến tận ấp, khóm trên địa bàn tỉnh về chủ trương, chính sách hỗ trợ của tỉnh về đề án XKLĐ, cũng như những quyền lợi mà người lao động được thụ hưởng khi đi làm việc ở nước ngoài theo con đường chính thống.

Tại các phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh tổ chức là cơ hội để người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp cả trong và ngoài nước.

Người lao động tìm hiểu thông tin thị trường lao động ngoài nước tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là kênh thông tin chính thống để giúp họ an tâm khi đi làm việc ngoài nước.

Song song đó, công tác cho vay vốn XKLĐ cũng được quan tâm, theo đó, xác định chương trình cho vay XKLĐ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho người dân, góp phần giảm nghèo ở địa phương. Từ đó Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã giải quyết kịp thời các thủ tục hỗ trợ NLĐ có nhu cầu vay vốn. Vốn vay XKLĐ có tổng dư nợ 9,9 tỷ đồng, với 291 khách hàng còn dư nợ. 7 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã giải ngân cho vay 2,1 tỷ đồng, với 36 khách hàng.

Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, ông Nguyễn Thanh Đồng thông tin, từ khi thực hiện Đề án đưa NLĐ tỉnh đi làm việc ở nước ngoài, từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh có 90 lao động được vay vốn đi XKLĐ với tổng số tiền là 7,5 tỷ đồng; tập trung tại một số thị trường lao động như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Lao động được vay vốn đi XKLĐ tại Nhật Bản là 71 lao động, số tiền hơn 6 tỷ đồng; Đài Loan là 11 lao động, số tiền 797 triệu đồng; Trung Quốc là 04 lao động, số tiền 121 triệu đồng; Hàn Quốc là 04 lao động, số tiền 400 triệu đồng.

Theo ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để NLĐ tham gia XKLĐ, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan thường trực, các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động được UBND tỉnh cho phép tuyển dụng; tổ chức nhiều buổi truyền thông, tư vấn, giới thiệu về thị trường XKLĐ đến NLĐ trên địa bàn các xã, thị trấn và trong các trường THPT trên địa bàn huyện. Từ đó, NLĐ tiếp cận thông tin thị trường, đẩy mạnh truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng về thông tin thị trường XKLĐ và chính sách hỗ trợ cho NLĐ.

Từ năm 2021 đến nay, NLĐ tham gia xuất khẩu trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tăng theo từng năm. Nếu như năm 2021 toàn huyện có 36 lao động đi làm việc ngoài nước; năm 2022 có 76 lao động đi làm việc ngoài nước thì những tháng đầu năm 2023 đã có trên 100 lao động đi xuất khẩu. Có thể thấy thị trường XKLĐ đã ngày càng rộng mở với nhiều tín hiệu tích cực. Nguồn ngoại tệ do NLĐ đi XKLĐ gửi về không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của chính người dân mà còn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Tập đoàn ICOGroup chi nhánh Cà Mau triển khai tư vấn, hướng nghiệp cho lực lượng lao động trẻ nhằm giúp các em có định hướng tương lai sau khi tốt nghiệp THPT.


Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, cho biết:

"Năm 2018, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Đề án đưa NLĐ tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2018 - 2022, và hiện tại chúng tôi đang tiếp tục thực hiện Đề án giai đoạn 2022 - 2025. Khi đi làm việc ở nước ngoài theo Đề án, NLĐ sẽ được hỗ trợ vay vốn tối đa 110 triệu đồng/người từ Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cư trú, khi vay không phải thế chấp tài sản. Đồng thời, lao động được hỗ trợ lại một phần chi phí ban đầu như: Phí làm hộ chiếu, phí khám sức khoẻ, phí làm lý lịch tư pháp, phí đi lại; hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học ngoại ngữ, học nghề 40 ngàn đồng/ngày/người… Mức hỗ trợ tối đa là 13 triệu 800 ngàn đồng/người, nếu cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ của các khoản trên".


 

Phương Lài

Bài 2: Những “điểm nghẽn” xuất khẩu lao động

 

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.