ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:22:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 3: Cần quy hoạch và đầu tư phù hợp

Báo Cà Mau Ðể phát triển du lịch nông nghiệp đòi hỏi địa phương cần có những quy hoạch cụ thể trên cơ sở lợi thế sẵn có. Ðây cũng là nền tảng để mỗi địa phương có những định hướng phát triển dài hơi cũng như thu hút, mời gọi đầu tư, tập trung nguồn lực để khắc phục hạn chế đã được nhìn nhận.

Khó mời gọi đầu tư

Thực tế cho thấy, du lịch nông nghiệp Cà Mau, trong đó đối tượng làm du lịch đa phần là người dân bản địa, việc thu hút đầu tư từ nguồn vốn ngoài tỉnh còn khá khiêm tốn. Lâu nay người dân làm du lịch đa phần là tự phát, nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Cùng với đó nguồn lực đầu tư cho hạ tầng cũng hạn chế, tạo ra rào cản lớn trong kích cầu du lịch tại địa phương.

Ðơn cử như trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp. Nơi đây có hệ sinh thái đặc trưng của vùng thuần nông, nhiều sản vật mang đậm hương vị quê hương. Cùng với đó là những điểm du lịch đã tồn tại một thời gian dài như hòn Ðá Bạc gắn liền với sự kiện Chuyên án CM12 và cũng là khu di tích lịch sử cấp quốc gia; Khu tưởng niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi) đang trong quá trình mời gọi đầu tư và hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn; đầm Thị Tường là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là "biển hồ giữa đồng bằng"...

Những thảm lúa đang độ chín rộ rất đẹp mắt trên vùng đất ngọt Trần Văn Thời, địa điểm có nhiều tiềm năng về du lịch nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo UBND huyện Trần Văn Thời, tiến độ mời gọi đầu tư các dự án du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch hằng năm chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Tương tự tại huyện Thới Bình, hạ tầng giao thông đường bộ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, chưa hình thành được những tuyến du lịch kết hợp để phát huy hiệu quả chung. Tuy bước đầu đã hình thành những điểm du lịch sinh thái, du lịch kết hợp với nông nghiệp trên địa bàn nhưng quy mô còn nhỏ lẻ và rời rạc, chất lượng phục vụ và dịch vụ chưa cao, chưa đa dạng.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, cho biết: "Theo kế hoạch về sản xuất nông nghiệp sạch, trong đó phát huy lợi thế 2 mặt hàng nông sản chủ lực là lúa và tôm gắn với phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đến năm 2025 sẽ có trên 5.000 ha lúa hữu cơ, từ 95% trở lên diện tích nuôi tôm quảng canh trên địa bàn huyện được sản xuất theo quy trình nuôi tôm sinh thái, đến năm 2025 có trên 5.000 ha nuôi tôm theo quy trình này. Thực tế, việc triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn. Không thể để người dân tự phát hoặc thông qua những chương trình kích cầu đơn thuần, mà đòi hỏi những quy hoạch mang tính chi tiết và lâu dài. Ðể từ đó dồn lực cho những địa phương trọng điểm trong du lịch tại địa phương".

Việc thiếu những hoạch định mang tính chiến lược dễ dẫn đến thực trạng du lịch nông nghiệp chưa được khai thác triệt để, tương xứng so với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Cần kích cầu

Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là tiền đề quan trọng để du lịch Cà Mau khởi sắc trong thời gian tới.

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020 cũng đã xác định: "Ðưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh". Ðồng thời, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 10/10/2016 về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Một số loại hình du lịch được hình thành như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với hệ thống rừng ngập nước và du lịch ngư, nông, lâm nghiệp; hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch được triển khai tích cực hơn. Tuy nhiên, so với các địa phương giàu tiềm năng du lịch trong cả nước thì du lịch Cà Mau vẫn còn khá khiêm tốn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bởi Cà Mau còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Do đó, trong công tác quy hoạch, tỉnh cần quan tâm khai thác lợi thế phát triển du lịch của tỉnh.

Hạ tầng tuy có đầu tư trong những năm qua, nhưng vẫn chưa thật sự đồng bộ. Tình trạng xuống cấp thường xuyên xảy ra “ngăn bước” du khách đến với Cà Mau. (Ảnh chụp tuyến Quốc lộ 1, đoạn qua địa phận huyện Cái Nước).

Ðể du lịch nông nghiệp tại Cà Mau phát triển mang tính bền vững, theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Ðầu tư, tỉnh cần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với Chiến lược tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với nông nghiệp bền vững. Xác định đúng tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hoá và yếu tố nhân văn là nền tảng để phát triển nông nghiệp bền vững. Từ đó, xây dựng những chỉ số thành phần, những dự án để cụ thể hoá thành những sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên biệt, có sức hấp dẫn cao, thu hút các nhà đầu tư như: du lịch biển, đảo; du lịch khám phá, trải nghiệm các hệ sinh thái; du lịch làng nghề; du lịch ẩm thực.

Cà Mau cần khơi dậy, huy động cao độ các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển du lịch. Ðẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng và thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích phát triển kinh doanh, dịch vụ liên quan đến du lịch để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Lựa chọn, mời gọi nhà đầu tư có tiềm lực và thương hiệu mạnh làm nhà đầu tư chiến lược; hình thành chuỗi giá trị ngành du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp như: khách sạn, nhà hàng, nghỉ dưỡng, mua sắm, khu vui chơi giải trí gắn với phát triển nông nghiệp bền vững theo đặc điểm tình hình của từng khu, điểm du lịch.

Bãi Bồi Mũi Cà Mau là điểm đến đầy thú vị khi đến vùng Đất Mũi Cà Mau. Đây cũng là điểm nhấn của Khu dự trữ sinh quyển và Khu Ramsa thế giới Mũi Cà Mau (Ảnh: MT)

Ðể thực hiện những mục tiêu quan trọng của du lịch nông nghiệp, theo Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Trung ương cần tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư.

Ðẩy mạnh xã hội hoá và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Ðặc biệt là cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển du lịch nông nghiệp (về giao đất, cho thuê đất, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, nguồn vốn ưu đãi, cung ứng và đào tạo nguồn nhân lực) nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các sản phẩm du lịch mới, nhất là ở những địa bàn còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng nhưng có tiềm năng lớn để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp; ưu đãi đầu tư vào những vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển, đảm bảo vừa nâng cao thu nhập cho cộng đồng, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt đầu tư vào khai thác văn hoá bản địa cho phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch biển đảo, du lịch nông nghiệp và làng nghề truyền thống...

 

Văn Ðum

Bài cuối: Liên kết chặt - Lấy người dân làm trung tâm

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.