ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 20-5-24 21:46:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể nông nghiệp là trụ đỡ kinh tế

Báo Cà Mau Những năm vừa qua, nông nghiệp nói chung và những sản phẩm chủ lực của tỉnh nói riêng đã có bước chuyển tích cực, tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, rào cản cần phải thẳng thắn nhìn nhận để có hướng đi mới, tạo đột phá tương xứng với tiềm năng. Những năm vừa qua, nông nghiệp nói chung và những sản phẩm chủ lực của tỉnh nói riêng đã có bước chuyển tích cực, tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, rào cản cần phải thẳng thắn nhìn nhận để có hướng đi mới, tạo đột phá tương xứng với tiềm năng.

Cà Mau là tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp khá đặc biệt, bên cạnh diện tích canh tác lớn là hàng loạt những sản phẩm chủ lực mang dấu ấn đặc trưng riêng. Do đó, nông nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu, là trụ đỡ của nền kinh tế, là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sản xuất ngày một thuận thiên hơn với nhiều mô hình hiệu quả, hiện đại và gia tăng chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... là những chuyển đổi dễ nhận thấy của nền nông nghiệp trong những năm gần đây. Từ đó, không chỉ góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững mà còn thuận lợi vượt qua thách thức, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, Cà Mau đã và đang tiếp tục tập trung nguồn lực phát triển các ngành hàng mũi nhọn, thế mạnh của tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú trọng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm nước lợ theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; phát triển sản xuất lúa chất lượng cao; ngành hàng gỗ qua chế tác... Qua đó, từng bước phát huy hiệu quả, đời sống Nhân dân được cải thiện và góp phần hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tôm Cà Mau được định hướng phát triển thành sản phẩm chủ lực quốc gia, đây sẽ là ngành hàng mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh nhà. Theo đó, những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào các quy trình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Một số mô hình nổi bật mang lại hiệu quả và thân thiện với môi trường có thể kể đến là nuôi tôm thẻ chân trắng với quy trình Biofloc, Semi-Biofloc cho ao nuôi trải bạt; quy trình công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn, 3 giai đoạn; quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín...

Nhiều mô hình nuôi tôm siêu thâm canh áp dụng quy trình Biofloc, Semi-Biofloc cho ao nuôi trải bạt được triển khai nhiều trên địa bàn huyện Đầm Dơi.

Nếu thuỷ sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thì lúa, chuối, gỗ là những sản phẩm chủ lực của tỉnh. Ông Vũ cho biết thêm: “Ngành nông nghiệp đang tập trung các nguồn lực để hướng tới phát triển các sản phẩm chủ lực dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế. Xây dựng liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và nâng cấp chuỗi liên kết thành chuỗi hợp tác, chuỗi liên kết vùng, tiểu vùng trong sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp với các tỉnh, thành phố trong khu vực”.

 

Quy trình công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn, 3 giai đoạn; quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín được triển khai nhằm nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường.

Ngoài con tôm, Cà Mau là tỉnh có nhiều sản phẩm trứ danh trong và ngoài nước bởi chất lượng, sự đặc trưng đến từ thổ nhưỡng, đó là mật ong U Minh Hạ; cá khô bổi U Minh; cua Năm Căn; cá chình, cá bống tượng Tân Thành; cá khoai Cái Ðôi Vàm; chuối khô Trần Hợi; bánh phồng tôm Mũi Cà Mau; hay lúa sạch, gạo hữu cơ Thới Bình; mực Sông Ðốc; cá bớp Hòn Chuối; mắm cá mào gà Ðầm Dơi...

Không chỉ vậy, với khoảng 52.000 ha có rừng trong tổng số khoảng 90.000 ha đất rừng sản xuất, gỗ, sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ là một trong những sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. Theo đó, tỉnh tập trung phát triển rừng trồng thâm canh gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và thị trường lâm sản. “Riêng ngành hàng này không chỉ hướng đến mục tiêu là tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng, mà quan trọng là tiến tới sự phát triển bền vững, tăng cường trữ lượng các bon rừng, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Vũ cho biết thêm.

Dù sản lượng lớn nhưng chưa thu hút được nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nên hiện nay giá gỗ thô rất thấp, người trồng rừng gặp khó khăn.

Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi số, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, truy xuất nguồn gốc... gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn. Thời gian qua, ngành nông nghiệp hỗ trợ các địa phương hình thành chuỗi giá trị nông sản; xây dựng các vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm chủ lực địa phương.

Thực tế cho thấy, việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển sản phẩm chủ lực và kết nối chuỗi nông sản toàn cầu còn nhiều lực cản. Một thực trạng tồn tại nhiều năm qua mà chưa được khắc phục là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất và cung cấp những gì mình có chứ chưa theo những gì thị trường cần, dẫn đến điệp khúc "được mùa mất giá” cứ lặp đi lặp lại với nhiều mặt hàng nông nghiệp. 

Diện tích và sản lượng lớn nhưng chưa tích tụ được ruộng đất, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến là thực trạng đã khiến sản phẩm gỗ trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn đầu ra, giá giảm thấp, người trồng rừng gặp khó khăn... Nhiều vùng trồng lúa trên địa bàn tỉnh dù đã có quy hoạch là nơi sản xuất chất lượng cao nhưng vẫn theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, từng hộ, từng gia đình, từ đó việc đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, giao thông và cả việc triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ cũng đang gặp không ít khó khăn.

Ðể tái cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả cao trong giai đoạn 2022-2025, thời gian tới, bên cạnh khắc phục những thực trạng trên, cùng với việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với sản phẩm chủ lực, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung, tạo nền tảng hình thành chuỗi cung ứng hàng hoá lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua đó, đưa nông nghiệp xứng tầm là trụ đỡ của nền kinh tế, là khu vực đảm bảo cuộc sống, sự phát triển của hầu hết người dân Cà Mau./.

 

Nguyễn Phú

 

Cơ hội mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc

Với trên 1,4 tỷ dân, lại gần gũi về địa lý, thuận tiện trong giao thương, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, và hiện nay vẫn là thị trường còn nhiều dư địa lớn cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trong nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng khai thác các đơn hàng trong thời gian tới.

Ðồng bào Khmer tự lực vươn lên

Tự lực vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Thới Bình ngày càng ý thức và có trách nhiệm với việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu cho gia đình, từ đó cuộc sống ngày càng ổn định.

Giảm nghèo phù hợp điều kiện thực tế

Với nỗ lực của các cấp, ban, ngành huyện trong công tác giảm nghèo, trong đó có triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là ý thức không trông chờ, ỷ lại của chính hộ nghèo, hộ cận nghèo; thời gian qua, số hộ nghèo tại huyện Trần Văn Thời giảm dần qua từng năm.

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.

Khảo sát việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết

Thực hiện Chương trình giám sát năm 2024, sáng nay (14/5), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do bà Vũ Hồng Như Yến (Trưởng ban) làm trưởng đoàn, đến khảo sát tình hình quản lý và kết quả sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê, kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh.

Ngăn chặn khai thác vi phạm từ nhận thức

Thời gian qua, xã Khánh Tiến rất quan tâm thực hiện công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhất là ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"

Hộ ông Hồ Minh Anh, ấp Công Trung, xã Trần Thới, là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và QCCT 2 giai đoạn ở địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt.

Ươm dèo sò huyết giống trên sông - Nguy cơ tai nạn điện

Tình trạng ươm, dèo sò huyết trên sông gây mất an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã tồn tại nhiều năm, nay phát sinh thêm việc sử dụng điện không an toàn, tiềm ẩn xảy ra tai nạn điện đối với người sử dụng và các phương tiện thuỷ lưu thông, nhất là khi mùa mưa bão bắt đầu như hiện nay.

Chìa khoá cho sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Trên con đường đầy thách thức của môi trường kinh doanh, việc quản lý thông tin không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là chìa khoá để doanh nghiệp (DN) có thể thịnh vượng và phát triển trong thời đại số hoá ngày nay. Công cụ quản lý thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh hiện đại, đóng vai trò quan trọng giúp DN nắm bắt cơ hội và đối mặt với thách thức từ môi trường kinh doanh.

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.