ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 05:27:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ði qua mùa hè

Báo Cà Mau Tôi vội nhặt cánh phượng rơi, lòng chợt dâng lên niềm nhớ và không nhớ mình đã bao lần đi qua mùa phượng nở? Nhớ những mùa hè xưa mỗi khi những cành phượng bắt đầu đỏ thắm góc sân trường là lòng tôi lại nôn nao, bởi khi hè về là tôi được về quê nội, được cùng mấy anh chị lặn hụp ngoài đồng mò tôm, bắt cá.

Quê nội tôi là vùng sông nước với hai mùa mưa nắng, nước sông cũng vì thế mà mặn ngọt theo mùa. Người dân nơi đây cũng nương theo con nước mà mưu sinh, mùa mưa trồng lúa - nuôi tôm càng, cá đồng, mùa nắng nuôi tôm sú - cua biển... Từ đó, cá tôm cũng theo con nước vào kênh, rạch, ruộng đồng, tạo nguồn sinh kế cho người dân và cũng là món quà đặc biệt của vùng sông nước ban tặng cho đám trẻ con chúng tôi khi hè về.

Tát kênh bắt cá.

Tát kênh bắt cá.

Cứ đầu mùa hè, không hẹn lời nào nhưng mấy anh, chế, con bác Tư, cứ ngóng tôi về. Vừa tới nhà, chào hỏi nội xong là anh Bo, anh Tý, chế Linh đã dẫn tôi ra đồng cắm cá. Mấy cây sậy già, vài mét dây ni lông và bọc lưỡi câu đã được anh Bo chuẩn bị sẵn, mớ cần câu cắm cá chớp nhoáng đã được làm xong. Mồi cắm câu là mấy con tép rong mà chúng tôi đội nắng xúc ngoài kênh.

Trong lúc đợi cá cắn câu, mấy anh còn rủ nhau ngâm mình dưới kênh để mò tôm càng. Những con tôm quơ cặp càng xanh to đe doạ, cái đuôi búng tách tách nhưng chẳng bao giờ thoát được với bọn chúng tôi, cả bọn mừng rỡ, hét vang cả góc quê.

Sau một buổi đội nắng rồi dầm hết đám mưa ngoài đồng, anh em chúng tôi cũng kiếm được một mớ cá lóc và tôm càng. Cá lớn đem vào nhà cho nội nấu bữa cơm chiều, còn cá lóc vừa và tôm càng thì đám tụi tui ra sau vườn tìm rơm nướng. Mỗi đứa mỗi công việc, đứa đốn cây xiên cá, ôm rơm, đứa đi tìm lửa đốt...

Ôm rơm chuẩn bị nướng tôm càng.

Ôm rơm chuẩn bị nướng tôm càng.

Tôm chín nhanh hơn cá nên tụi tui chia nhóm để nướng. Rơm cháy qua một lượt, những con tôm đã chín đỏ au, dùng cây sậy gắp ra khỏi lớp rơm còn nóng hổi, để ra tàu lá chuối, vị ngọt của thịt tôm, béo của gạch, thêm chén muối ớt cay cay, hoà quyện với mùi thơm lừng vô cùng hấp dẫn.

Trong lúc chờ cá chín, anh em chúng tôi chơi trốn tìm trên đống rơm, tiếng cãi vã, cười nói rộn vang góc quê.

Trong lúc chờ cá chín, anh em chúng tôi chơi trốn tìm trên đống rơm, tiếng cãi vã, cười nói rộn vang góc quê.

Mấy con cá lóc mập ú, anh Bo lấy cành trúc cỡ ngón tay cái, xiên từ miệng xuống đuôi, anh cắm xuống đất rồi phủ lớp rơm bên ngoài. Lửa bắt rơm cháy rực, trong lúc đợi cá chín, anh em chúng tôi cùng nhau chơi trốn tìm trong đống rơm. Anh Tý có nhiệm vụ canh lửa, lâu lâu lại phủ thêm lớp rơm. Rơm cháy hết, để lộ những con cá dựng ngược, toàn thân đen thui, thơm nức.

Sau khi cá thiệt chín, anh Tý lấy ít rơm cào nhẹ mình cá cho phần cháy khét rơi ra, để cá lên tàu lá chuối, tách dọc theo sống lưng cá ra, từ đầu xuống tới đuôi để lộ phần thịt cá trắng phau, bốc khói thơm phức, cả đám dừng cuộc chơi, xúm xít thò tay vào bốc, bẻ. Thịt cá ngọt lự, chấm vào chén muối ớt cay cay, đứa nào đứa nấy cứ hít hà, tiếng cười rộn vang còn mãi trong ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ miền sông nước, mình ướt đẫm nhưng nụ cười vẫn bật ra ấm nồng như rơm đang bắt lửa.

Thơm, ngọt cá lóc nướng rơm.

Thơm, ngọt cá lóc nướng rơm.

Tháng 8 đi qua, tháng 9 lại về, những chú ve sầu thôi không còn râm ran trong vòm lá, cây phượng già trước sân trổ đầy lá non, mùa hè cứ thế trôi qua nhưng ký ức đẹp vẫn còn ở lại để mỗi khi nhớ về vẫn thấy lòng bồi hồi, tiếc nhớ. Những đứa trẻ cũng gác lại những ngày lội nắng, dầm mưa cùng chúng bạn ngoài đồng, đôi mắt trong veo vẫn còn nhiều tiếc nuối./.

 

Bảo Hân

 

Sắc màu hát bội

Vào ngày 10/11 tới đây, nhiếp ảnh nữ tự hào có thêm niềm vui khi Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Hồng Nga tổ chức triển lãm cá nhân với chủ đề “Sắc màu trong hát bội”. Vốn chuyên chụp sân khấu, là phóng viên của Báo Sân khấu TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới ảnh, lại nặng tình với sân khấu, chị có cả kho ảnh đẹp, đủ sắc thái trong biểu diễn trên sân khấu: múa, rối nước, hát tuồng, hát bội... Năm 2006, chị được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Người chụp ảnh sân khấu nhiều nhất Việt Nam”.

Đại hội cơ sở Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030)

Chiều 6/11, tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội cơ sở bầu đại biểu đi dự Đại hội X Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030).

Khoảnh khắc phố biển

Gắn bó với nhiếp ảnh từ sở thích đi du lịch cùng bạn bè bằng xe máy, Trần Ngọc Thịnh muốn lưu lại những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người nơi mình đến thăm. Năm 2012, anh mua chiếc máy ảnh cơ đầu tiên để tiện thể ghi lại nhiều hơn những khoảnh khắc đẹp trong các chuyến đi.

Thoả niềm đam mê đờn ca tài tử

Với niềm đam mê đã thấm sâu vào tâm hồn bởi những tiếng đờn, lời ca vọng cổ, thời gian qua, cùng với chính quyền địa phương, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử (ÐCTT) trên địa bàn huyện Năm Căn đã tập hợp, thành lập những câu lạc bộ (CLB), cùng nhau giao lưu, chia sẻ để thoả niềm đam mê, góp phần “giữ lửa” phong trào ÐCTT tại địa phương.

Vợ chồng anh Duyên - Có duyên với Bonsai

Mặc dù tiếp cận với thú chơi bonsai chuyên nghiệp chưa đầy 4 năm, thế nhưng vợ chồng anh Phan Văn Duyên và chị Phan Ngọc Thuỳ (hội viên Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã sở hữu một nhà vườn đồ sộ, với số lượng lên đến ngàn cây, trong đó có nhiều cây đã thành phẩm. Ðây là thành quả khiến nhiều người đam mê thú chơi này ao ước.

“Hào quang và bóng tối”

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các nghệ sĩ cải lương, diễn ra từ ngày 25/10-15/11 tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ. Liên hoan năm nay có sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 30 đơn vị/đoàn nghệ thuật, với 34 vở diễn. Ðoàn Cải lương Hương Tràm của tỉnh Cà Mau tham gia Liên hoan với vở cải lương “Hào quang và bóng tối”; tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Chương; chuyển thể cải lương: tác giả Hoàng Song Việt; đạo diễn dàn dựng: NSND Trần Ngọc Giàu...

Vẻ đẹp cảm xúc

Đến với nhiếp ảnh rất muộn ở tuổi xế chiều và luôn coi mình là “nghiệp dư”, tuy nhiên, Nhiếp ảnh gia Minh Hải (Nguyễn Thị Minh Hải) được đánh giá cao. Chị gặt hái nhiều thành công với mảng ảnh về động vật hoang dã, ngoài ra còn có ảnh về di sản, di tích, làng nghề, phong cảnh làng quê ở khắp nơi.

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

Thong dong dạo chơi

Trước đây, chị Hoàng Thu Hương công tác tại Phòng Hậu cần, Công an TP Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, chị tìm đến nhiếp ảnh và coi đó như một đam mê, vừa được du lịch, vừa ghi lại cảnh đẹp của đất nước, con người.

Bình dị mái lá

Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập xóm. Họ đã dùng lá dừa nước để làm nguyên liệu cất nhà và nhà lá đã trở thành một kiểu nhà phổ biến nhất ở Cà Mau.