ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 22:57:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Báo Cà Mau Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Thấy khó và gỡ khó

Như đã bàn, công tác cán bộ của Ðảng ta là khâu khó, nhiều biến số, bởi liên quan đến nhân tố con người. Cơ chế đã có, nhưng việc thực hiện không phải lúc nào cũng hanh thông, thuận lợi. Bài học về công tác cán bộ đã được Ðảng ta nêu ra, chỉ ra vẫn là một vấn đề có giá trị sâu sắc để làm sao không chỉ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đúng cán bộ, mà còn để xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm, đủ sức phụng sự cho sự nghiệp cách mạng của đất nước trong bối cảnh mới. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ của Ðảng ta cũng vì mục tiêu ấy.

Tại Cà Mau, công tác luân chuyển, điều động cán bộ bên cạnh những kết quả quan trọng, vẫn còn những khó khăn cần nhìn nhận, tháo gỡ. Thực tế cho thấy, việc điều động, luân chuyển phần lớn là từ tỉnh xuống huyện, còn điều động từ huyện về tỉnh và điều động giữa các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh chủ yếu phục vụ cho việc phân công, sắp xếp cán bộ; chứ chưa thể hiện rõ quan điểm tạo điều kiện để cán bộ tiếp cận nhiều lĩnh vực khác nhau, làm cơ sở phân công giữ các vị trí lãnh đạo cao hơn khi có yêu cầu.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau xác định: tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định của Ðảng; thận trọng trong cách làm, lựa chọn đúng đối tượng, có lộ trình phù hợp; đảm bảo đồng bộ, liên thông đối với công tác luân chuyển, điều động cán bộ. (Trong ảnh: Hội nghị gặp gỡ định kỳ cán bộ luân chuyển, điều động là sự quan tâm sâu sát của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đối với công tác cán bộ tại địa phương).

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau xác định: tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định của Ðảng; thận trọng trong cách làm, lựa chọn đúng đối tượng, có lộ trình phù hợp; đảm bảo đồng bộ, liên thông đối với công tác luân chuyển, điều động cán bộ. (Trong ảnh: Hội nghị gặp gỡ định kỳ cán bộ luân chuyển, điều động là sự quan tâm sâu sát của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đối với công tác cán bộ tại địa phương).

Một cái khó khác của cán bộ được điều động, luân chuyển là sự nể nang, ngại va chạm, chưa quyết liệt thể hiện hết vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ được giao phó. “Cán bộ được điều động, luân chuyển trước hết phải sâu sát thực tiễn, bao quát toàn diện địa bàn phụ trách, nhất là nắm rõ những ưu thế, đặc điểm riêng, nổi trội. Phải là trung tâm đoàn kết, phải đi đầu nêu gương cả trong tư tưởng, nhận thức, hành động và việc làm; không ngại khó, né khó; không vì sự cả nể, ngại va chạm mà ảnh hưởng đến công việc”, đồng chí Nguyễn Tiến Hải lưu ý.

Theo người đứng đầu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau, trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ cần khắc phục ngay một số hạn chế: “Một số ít cán bộ điều động, luân chuyển còn thiếu kinh nghiệm trong công tác; chưa chủ động để nhanh tiếp cận môi trường mới. Việc nắm bắt địa bàn, lĩnh vực phụ trách chưa sâu sát. Việc khẳng định năng lực cá nhân, đóng góp vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chưa rõ nét, chưa nhận được sự ghi nhận của tập thể, người dân. Chưa có nhiều đề xuất, công việc, giải pháp mang tính đột phá trong vị trí, nhiệm vụ mới”.

Quy định “cứng”, thực hiện linh hoạt

Ông Lê Chí Hiếu, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau, cho biết: “Công tác luân chuyển, điều động cán bộ được các cấp uỷ đảng, các địa phương nơi cán bộ đến thể hiện được trách nhiệm, đoàn kết, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chế độ chính sách cho cán bộ được thực hiện đúng, đủ theo quy định hiện hành. Tất cả các huyện trong tỉnh bố trí nhà công vụ, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, làm việc tốt nhất cho cán bộ điều động, luân chuyển”.

Ðối với công tác luân chuyển, điều động cán bộ, tỉnh Cà Mau luôn thực hiện đúng quy định, sát thực tiễn, đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn được cán bộ xứng đáng. (Trong ảnh: Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Tân Phạm Lý Ba (bìa phải) nắm bắt tình hình đời sống của bà con tại xã Phú Thuận).

Ðối với công tác luân chuyển, điều động cán bộ, tỉnh Cà Mau luôn thực hiện đúng quy định, sát thực tiễn, đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn được cán bộ xứng đáng. (Trong ảnh: Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Tân Phạm Lý Ba (bìa phải) nắm bắt tình hình đời sống của bà con tại xã Phú Thuận).

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và các cơ quan tham mưu thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ ngày càng nâng cao chất lượng công việc, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác cán bộ. Ðặc biệt là, bằng nhiều hình thức, đa dạng kênh thông tin để thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, đồng hành để cán bộ hoàn thành nhiệm vụ. Công tác tham mưu đánh giá và đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ sau khi hết thời gian điều động, luân chuyển ngày càng thực chất, thuyết phục, sâu sát. “Việc xem xét bố trí, phân công cán bộ sau luân chuyển trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ trong thời gian điều động, luân chuyển”, ông Hiếu thông tin thêm.

Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh: “Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xác định, phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định của Ðảng; thận trọng trong cách làm, lựa chọn đúng đối tượng, có lộ trình phù hợp; đảm bảo đồng bộ, liên thông, có dọc, có ngang, có lên, có xuống đối với công tác luân chuyển, điều động cán bộ. Quan tâm quản lý, theo dõi, đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ điều động, luân chuyển. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan nơi đi, nơi đến với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong việc theo dõi, hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chú trọng vào việc định kỳ, thường xuyên nhận xét, đánh giá và báo cáo cấp thẩm quyền kịp thời theo quy định các công việc liên quan”.

Theo đó, công tác luân chuyển, điều động cán bộ của Cà Mau hướng đến việc tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, tạo cơ hội thử thách và lựa chọn được những cán bộ thật sự xứng đáng. Thực hiện chủ trương bố trí lãnh đạo chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương; người đứng đầu không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Ðồng thời, quan tâm luân chuyển, điều động cán bộ trẻ, nữ, dân tộc, cán bộ có khả năng, triển vọng phát triển.


“Công tác luân chuyển, điều động cán bộ gắn chặt với công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phải được nắm bắt, tháo gỡ kịp thời. Ðây là những công việc vô cùng quan trọng để các cấp uỷ đảng, chính quyền, hệ thống chính trị đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng được đội ngũ cán bộ kế thừa của tỉnh Cà Mau có tâm, có tầm, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới. Tất cả vì sự ổn định, mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh Cà Mau”, đồng chí Nguyễn Tiến Hải khẳng định.


 

Phạm Quốc Rin

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.