ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 14:46:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Dính đòn" thương lái, giá heo giảm mạnh

Báo Cà Mau ​​​​​​​(CMO) Năm nào cũng vậy, đến giáp Tết Nguyên đán thì nhu cầu tiêu thụ thịt heo tăng cao, đẩy giá heo hơi tăng. Song, trái với mọi năm, năm nay không chỉ giá thịt heo hơi xuống thấp, mà việc tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó giá thức ăn không giảm. Một lần nữa việc chăn nuôi thiếu liên kết làm khổ người dân...

Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, giá heo hơi giảm xuống bất ngờ, dao động từ 2,9-3,3 triệu đồng/100 kg. Đây là mức giá thấp nhất trong nhiều năm qua, khiến người nuôi rơi vào tình cảnh “giữ không được, bán cũng chẳng xong”.

Nguyên nhân của sự sụt giá này, theo ông Quách Minh Quốc, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, là do thương lái Trung Quốc đã dừng việc thu mua heo tại Việt Nam. Mặt khác, mấy tháng trước giá heo tăng cao nên người chăn nuôi tăng đàn khiến cung vượt cầu; heo từ các tỉnh trên nhập vào thị trường Cà Mau với lượng lớn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi đang lỗ nặng.

Giá heo hơi giảm mạnh, khó tìm được đầu ra, người chăn nuôi đang gặp khó khăn.

Thực tế, ngành chăn nuôi heo trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào thương lái Trung Quốc. Chỉ cần Trung Quốc ngừng nhập thì người chăn nuôi sẽ rơi vào thế bí.

Nhiều năm nay, gia đình chị Phan Mỹ Hảo, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, nuôi heo thịt với gần 20 con mỗi lứa, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Đầu năm 2016, giá heo hơi từ 39.000-41.000 đồng/kg nên gia đình chị Hảo tiếp tục đầu tư vốn nuôi với quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, cuối năm nay, giá heo hơi giảm mạnh, chỉ còn từ 29.000-33.000 đồng/kg làm cho gia đình chị lo lắng. Bởi chi phí chăn nuôi tăng lên mỗi ngày nhưng chưa tìm được đầu ra.

Tâm lý chung của nông dân, ai cũng muốn đầu tư kiếm lãi vào cuối năm, chuẩn bị cho cái Tết sung túc. Tuy nhiên, với tình trạng này, mỗi con heo người nuôi đang chịu lỗ khoảng 1 triệu đồng/100kg. Nhiều hộ gia đình vay vốn để đầu tư nên khó chồng thêm khó.

Ông Phạm Văn Sơn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, nhẩm tính: “Nuôi heo siêu nạc giá thành từ 40.000-42.000 đồng/kg mới có lãi. Trong khi đó, hiện giá heo trên thị trường chỉ 29.000-33.000 đồng/kg đối với heo loại tốt, tức mỗi con tôi đang bị lỗ khoảng 800.000-900.000 đồng, heo giống cũng lỗ từ 400.000-500.000 đồng/con. Đó là chưa kể đến chi phí khác như thuốc men, công lao động, điện nước, rủi ro".

Để có heo xuất bán vào dịp cận Tết như hiện nay, nông dân phải tái đàn cách đây từ 4-5 tháng. Thời điểm đó, giá heo giống đang ở mức cao, khoảng 1,3 triệu đồng/con. Cùng với đó giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng lên, khiến lứa heo xuất bán thời điểm này lỗ lại thêm lỗ.

Dù giá heo hơi giảm mạnh, nhưng giá thịt tại các chợ vẫn không hề giảm mà còn có chiều hướng gia tăng trong những ngày giáp Tết. Hiện thịt đùi bán tại một số chợ trên địa bàn TP Cà Mau có giá 65.000 đồng/kg, thịt ba rọi 70.000 đồng/kg, thịt nạc 80.000 đồng/kg...

Chuyện thu mua ồ ạt rồi đột ngột dừng mua của các thương lái Trung Quốc khiến giá các mặt hàng nông sản xuống thấp thê thảm có lẽ chẳng còn xa lạ gì với nhà nông. Thiết nghĩ, để tình trạng này không trở thành điệp khúc qua nhiều năm, người chăn nuôi cần xem đây là bài học, thận trọng tái đàn khi giá cao cũng như không nên bỏ đàn khi giá thấp. Đồng thời, ngành chăn nuôi cũng cần tăng cường liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ và tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường không bền vững như đã qua./.

Bài và ảnh: Trung Đỉnh

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.