ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 20:45:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðịnh vị thương hiệu qua truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Báo Cà Mau Trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp cần tạo uy tín và nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá của mình. Ðể làm được điều đó, sản phẩm phải chất lượng, minh bạch thông tin về nguồn gốc, xuất xứ để tạo niềm tin cho khách hàng, đồng thời tránh tình trạng sản phẩm giả mạo. Một trong những giải pháp đó là áp dụng công nghệ liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

“Thời gian qua, chúng tôi đã rà soát, kiểm tra từng địa phương, từng sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau để số hoá quy trình làm ra sản phẩm, giúp các chủ thể ghi nhận nhật ký sản xuất và truy xuất nguồn gốc thông qua tem dán sản phẩm. Việc dán mã QR code trên sản phẩm giúp thông tin rõ ràng các công đoạn sản xuất ra sản phẩm, giúp người tiêu dùng an tâm khi mua”, ông Ðỗ Văn Long, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông BlockChain, chia sẻ.

“Với cách làm này, doanh nghiệp không chỉ khẳng định thương hiệu của mình mà đơn vị quản lý Nhà nước cũng biết được sản phẩm nào có uy tín, chất lượng để giới thiệu cho người tiêu dùng. Những sản phẩm này được niêm yết trên cổng CaMau-G để giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý, quảng bá sản phẩm của mình một cách rõ ràng hơn. Ðặc biệt, tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng”, ông Long cho biết thêm.

Dán tem truy xuất nguồn gốc góp phần định vị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP trên thị trường.

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ dán tem cho 38 sản phẩm của 26 cơ sở sản xuất (trong đó có 17 sản phẩm OCOP được nâng hạng 4 sao); đến nay, đã triển khai đưa lên Cổng thông tin truy xuất của tỉnh cho 76 sản phẩm, hàng hoá của 57 cơ sở sản xuất và đã kích hoạt trên 62.660 tem truy xuất.

Ông Lê Việt Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ), thông tin: "Kết quả bước đầu cho thấy, các doanh nghiệp đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm của địa phương. Các doanh nghiệp, sau khi được tập huấn, có thể sử dụng phần mềm để thực hiện ghi nhận thông tin qua nhật ký điện tử và việc kích hoạt tem cho chuỗi sản xuất”.

Anh Nguyễn Văn Hôn, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ, Thương mại và Xây dựng Du lịch Hoàng Hôn (xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển), cho biết: “Chủ trương hiện nay về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá, tôi cho rằng rất hay. Khi muốn sản xuất, kinh doanh thì việc đầu tiên là phải bảo vệ được thương hiệu. Khi có được tem dán chỉ dẫn địa lý thì du khách mọi miền đất nước về đây có niềm tin đối với thương hiệu nên mạnh dạn tiêu dùng. Tâm lý của khách du lịch luôn sợ bị “lừa”, có tem truy xuất nguồn gốc, họ mới an tâm”.

Ông Dương Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Dương Thái Bình, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, bộc bạch: “Từ khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc, công ty có thêm nhiều khách hàng lớn, nhất là khách hàng ở nước ngoài. Vì đa phần khách hàng đặt nặng vấn đề truy xuất nguồn gốc, nên từ khi có mã QR code này thì thuận lợi rất nhiều trong việc quảng bá sản phẩm của công ty”.

Cua được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

“Thực tế, đăng ký, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yêu cầu cơ bản của các đơn vị nhập khẩu hoặc các đơn vị yêu cầu tiêu chuẩn khi xuất khẩu. Ðây là xu hướng và cũng là quy định theo Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ (yêu cầu đến năm 2025 tối thiểu 30% doanh nghiệp phải đăng ký và thực hiện). Ðáp ứng được nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm không chỉ nâng tầm giá trị thương hiệu mà còn tăng giá trị sản phẩm, tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng”, ông Ðỗ Văn Long chia sẻ./.

 

Kim Cương

 

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

U Minh tăng tốc thu ngân sách

Ðối mặt nhiều khó khăn, thách thức do một số nguồn thu sụt giảm, tình hình kinh tế phục hồi chậm, các nguồn thu phát sinh hạn chế; tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt khai thác các nguồn thu, huyện U Minh đang tăng tốc thu ngân sách trong chặng nước rút.