ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 17:57:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đồ án điều chỉnh quy hoạch vùng ĐBSCL: Cà Mau chưa nằm trong chuỗi phát triển của vùng

Báo Cà Mau Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp nghe Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam (SISP) báo cáo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồ án có những nét mới nổi trội nhưng cũng bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế cần phải được bổ sung và sửa chữa.

Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp nghe Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam (SISP) báo cáo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồ án có những nét mới nổi trội nhưng cũng bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế cần phải được bổ sung và sửa chữa.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp của đồ án gồm các tỉnh Bắc sông Hậu: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và các tỉnh Nam sông Hậu: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang. Vùng có diện tích tự nhiên trên 40.604 km2, đường biên giới trên bộ giáp Campuchia 330 km, đường bờ biển 700 km, vùng biển thuộc chủ quyền 360.000 km2, quy mô dân số 17,5 triệu (2014).

Kịch bản phát triển vùng ĐBSCL đưa ra những đề xuất có ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế gắn với đặc thù và nguồn lực mỗi địa phương trong vùng: các ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế biển được chuyên biệt hoá theo các tiểu vùng. Vùng ĐBSCL có thể làm giàu chính bằng một nền công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo hướng công nghiệp hoá, thương mại hoá, nâng cao chất lượng đời sống đô thị và nông thôn...

Tầm nhìn cho vùng ĐBSCL đến năm 2050 làm nổi bật, tạo ra các đặc trưng khác nhau và tăng cường 6 vùng sinh thái nông nghiệp với các chiến lược hướng tới tầm nhìn: phát triển vùng ĐBSCL vừa trở thành vùng sinh thái vừa là vùng sản xuất với yêu cầu cân bằng phát triển kinh tế và bảo vệ sinh thái; phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng kinh tế xuất khẩu mạnh mẽ; phát triển không gian thích ứng với nước biển dâng; tái hợp nhất với các biến động đa dạng của thiên nhiên; giao thông thuỷ và bộ là yếu tố đan kết ngang dọc của mạng lưới giao thông vùng.

Việc điều chỉnh quy hoạch này nhằm phát huy và nâng cao vai trò vị thế của vùng ĐBSCL trong vùng quốc gia và quốc tế; kết nối với các chiến lược phát triển mới của quốc gia; tích hợp quy hoạch kinh tế - xã hội, các quy hoạch chuyên ngành và kết nối các dự án phát triển vùng ĐBSCL và các tỉnh, thành trong vùng, đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu...

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau Huỳnh Văn Minh, cho biết, theo tinh thần Công văn số 6561/UBND-XD ngày 24/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh, sở tổng hợp được 7 ý kiến đóng góp của 6 sở, ngành trong tỉnh về các vấn đề như: Số liệu cập nhật còn sơ sài và chưa chính xác (năm 2013); đơn vị chưa đưa đường hành lang ven biển phía Nam vào Đồ án khiến cho Cà Mau như nằm ngoài quy hoạch vùng; cần bổ sung thêm một số căn cứ pháp lý về Luật Đất đai, Luật Bảo vệ TN&MT, kịch bản biến đổi khí hậu vào đồ án. Đồ án chưa căn cứ vào các quy hoạch vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khiến khó khăn trong thực hiện quy hoạch tại các địa phương (cụ thể như trong vùng nhưng quy hoạch đến 2 cảng biển nước sâu và 2 sân bay quốc tế là không phù hợp).

Giám đốc Sở KH&ĐT Cà Mau Mai Hữu Chinh nhận định: “Tầm nhìn của đồ án còn khá hạn chế và chiến lược hướng tới tương lai còn chưa cụ thể. Đồ án nói nhiều đến xuất khẩu mà ít nói về nhập khẩu, về tiêu thụ nội địa cũng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt đối với các hiệp định thương mại sắp được thực thi. Ngoài ra, trong vùng mà quy hoạch đến 2 cảng biển nước sâu là chưa khả thi (tại Cà Mau và Bạc Liêu), đồ án còn đề cập đến việc xây dựng 2 sân bay quốc tế là Bạc Liêu và Cần Thơ cũng không phù hợp”.

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Tiêu Minh Tiên bức xúc: “Đồ án chưa có sự gắn kết du lịch với các tỉnh, vùng trọng điểm trong khu vực ĐBSCL. Điểm du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khu vực và cả nước nhưng vẫn chưa được đơn vị tư vấn quan tâm đưa vào. Chúng tôi có cảm giác như nét vẽ cho vùng ĐBSCL mà đơn vị tư vấn đã vẽ trong đồ án mới chỉ vẽ đến TP Cà Mau chứ chưa đi hết tận Mũi Cà Mau - mũi đất thiêng liêng và có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực ĐBSCL”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đánh giá cao những ý tưởng đề xuất trong đồ án, đồng thời, đề nghị SISP tiếp tục nghiên cứu những đặc trưng, tiềm năng, lợi thế của đảo Hòn Khoai cũng như đặc trưng của vùng Đất Mũi đối với việc phát triển chung của cả nước và khu vực Đông Nam Á, để có đề xuất quy hoạch vùng của Cà Mau gắn với quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL. Cần gắn các nội dung quy hoạch vùng ĐBSCL với Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương; đặc biệt cần đề xuất giải pháp cụ thể gắn việc đầu tư hạ tầng hạn chế tác động biến đổi khí hậu trong quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL./.

Huệ Như

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Ðất “Chín Rồng” bước vào kỷ nguyên mới

Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Khi điểm nghẽn lớn nhất về hạ tầng giao thông đang dần được tháo gỡ bằng những công trình thế kỷ, đã và đang "vượt sông, băng đồng", tạo nên sự kết nối, sức bật mới, để vùng đất này bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Thông điệp từ mũi đất xanh

Cà Mau, tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc, đang đứng trước những vận hội lớn lao và cả không ít những thách thức để khẳng định sức vóc, vươn tầm phát triển. Nhìn về bối cảnh của Cà Mau, từ thiên thời, địa lợi đến nhân hoà; từ chiều sâu lịch sử - văn hoá; vốn liếng tài nguyên, có thể mạnh dạn khẳng định đây là thời điểm để Cà Mau xây dựng, định hình và lan toả thông điệp của riêng mình đặt trong mối liên hệ chung với khu vực và cả nước trong hành trình vươn tới.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, tỉnh Cà Mau đã ghi đậm dấu ấn trong tiến trình phát triển với bức tranh tổng thể của gam màu tươi sáng, tích cực. Những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội chính là nền tảng vững chắc cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.