ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 18-5-25 02:21:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tỷ phú nông dân

Báo Cà Mau Là nông dân chính gốc, anh Ðỗ Huy Mân, ấp Cái Giếng, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước thích tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi các mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Anh là một trong những nông dân ở huyện tiên phong thực hiện mô hình tôm siêu thâm canh, nuôi cua hộp nhựa, mang lại thu nhập cao.

Từ khoảng năm 2004, anh Mân đã nuôi tôm siêu thâm canh, ban đầu nuôi ao đất, sau đó nâng lên ao trải bạt và nay anh tiếp tục học hỏi, nghiên cứu thực hiện theo phương pháp nuôi tôm tuần hoàn không xả thải. Với 2 ao nuôi và 1 ao lắng trên tổng diện tích 6.000 m2, hằng năm anh thu hoạch từ 15-20 tấn tôm thương phẩm, trừ chi phí, cả những vụ chưa như ý, anh thu lãi từ 1,5-1,7 tỷ đồng.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, trại ương dưỡng cua hộp nhựa qua hệ thống lọc tuần hoàn cạnh nhà của anh Mân nhìn từ trên cao.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, trại ương dưỡng cua hộp nhựa qua hệ thống lọc tuần hoàn cạnh nhà của anh Mân nhìn từ trên cao.

Anh Mân còn nuôi 2 đầm tôm siêu thâm canh tuần hoàn không xả thải, mỗi năm thu 15-20 tấn tôm thương phẩm.

Anh Mân còn nuôi 2 đầm tôm siêu thâm canh tuần hoàn không xả thải, mỗi năm thu 15-20 tấn tôm thương phẩm.

Ngoài ra, anh Mân còn tiên phong thực hiện thêm mô hình nuôi cua hộp nhựa lọc nước tuần hoàn, thân thiện môi trường. Anh Mân cho biết: "Tháng 2/2004, tôi đầu tư trên 400 triệu đồng cho 1.000 hộp nhựa nuôi vỗ cua gạch, cua mềm lên cua chắc trong hệ thống lọc nước tuần hoàn. Ðây là phương pháp tôi học từ Internet, tham quan thực tế trong và ngoài tỉnh. Tháng 4/2004, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tôi thực hiện Dự án nuôi vỗ cua hộp nhựa trong hệ thống lọc nước tuần hoàn, hỗ trợ thực hiện dự án với 600 hộp nhựa và hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Vụ đầu tiên tôi nuôi 600 cua cái yếu gạch, nuôi dưỡng thời gian 35 ngày lên cua gạch đầy, đạt 540 con/600 con, trừ chi phí, lãi khoảng 60 triệu đồng. Từ kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi, tôi áp dụng mô hình này từ đó đến nay".

Niềm vui của tỷ phú nông dân Ðỗ Huy Mân khi làm chủ được khoa học - kỹ thuật.

Niềm vui của tỷ phú nông dân Ðỗ Huy Mân khi làm chủ được khoa học - kỹ thuật.

Cua được nuôi dưỡng trong hộp nhựa.

Hằng ngày, anh Mân thu mua cua, vừa bán cua thịt, vừa chọn lọc cua mềm, cua yếu gạch để nuôi vỗ trong hộp nhựa lên cua chắc thịt, cua gạch đầy.

Theo anh Mân, thường mỗi đợt nuôi vỗ cua gạch chỉ khoảng 35 ngày là xuất bán, rất dễ chăm sóc, cho cua ăn 1 khoanh cá phi mỗi buổi sáng -chiều, qua hệ thống lọc tự động giúp nước trong các hộp cua rất sạch. Mô hình này dễ quản lý, chăm sóc, hiệu quả. "Ðể có lượng cua nhiều, tôi làm thêm nghề thu mua cua vuông, cua yếu gạch, cua ốp khoẻ mạnh, rồi cho vào hộp nuôi, khi thị trường có nhu cầu, tôi còn ương vỗ cua 2 da (cua cốm)... Thu nhập khoảng 300-500 triệu đồng/năm", anh chia sẻ.

Như vậy, với nghề nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi vỗ cua gạch trong hộp nhựa, thu mua cua vuông bán cua thịt, sản xuất hơn 1 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, gia đình anh Mân đạt tổng nguồn thu nhập từ 1,5-2 tỷ đồng/năm.

 

Loan Phương thực hiện

 

Tăng thu nhập từ dự án mới

Ðể phá thế sản xuất theo lối độc canh, giúp bà con nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế gia đình, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước triển khai thực hiện Dự án “Sản xuất tôm sú - tôm càng xanh - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liên kết chuỗi giá trị” (Dự án), với diện tích 20 ha, có 16 hộ tham gia. Hộ dân tham gia dự án đạt thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.