ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:48:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Báo Cà Mau Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Là một trong những hộ dân hành nghề đánh bắt thuỷ hải sản lâu đời ở xã Khánh Hội, ông Phạm Quốc Sự, Ấp 3, bức xúc: "Trước đây, làm nghề đánh bắt thuỷ sản không giàu thì cũng thuộc hàng khá giả, nhưng hiện nay, những hộ càng bám trụ với nghề biển càng thua lỗ, vì ngư trường cạn kiệt tài nguyên, ngư dân đánh bắt xa bờ không còn nguồn lợi để khai thác. Nguyên nhân chủ yếu là do những năm gần đây các loại hình khai thác ven bờ mọc lên như nấm sau mưa, khai thác tận diệt nguồn lợi, nhất là vào mùa các loài thuỷ sản vào bờ sinh sản, làm cho nguồn lợi ngày càng bị kiệt quệ. Kiến nghị ngành chức năng nghiêm cấm không cho người dân khai thác thuỷ sản ven bờ, có như thế thì mới bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản và những người khai thác xa bờ như chúng tôi mới có thể sống được".

Ðây cũng là bức xúc chung của nhiều hộ dân hành nghề đánh bắt thuỷ sản trên địa bàn huyện.

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết: “U Minh có 2 cửa biển (Khánh Hội và Hương Mai). Những năm gần đây, bà con hành nghề khai thác thuỷ hải sản trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, vì nguồn lợi cạn kiệt. Trước thực trạng này, huyện có nhiều báo cáo về tỉnh để có hướng xử lý và hỗ trợ ngư dân".

Ðể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cả vùng ven biển và vùng ngọt hoá, huyện thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 15/11/2023 của UBND tỉnh về vấn đề này.

Huyện uỷ U Minh có Kết luận số 779 và UBND huyện ban hành kế hoạch cụ thể về tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn huyện. UBND huyện đã triển khai các kế hoạch đến từng xã. Ðồng thời, các xã, thị trấn có kế hoạch triển khai đến tận ấp, khóm để phổ biến cho từng hộ dân nắm.

Công an xã Khánh Thuận vận động, xử lý nghiêm các hộ dân sử dụng dụng cụ kích điện để khai thác tận diệt thuỷ hải sản.

U Minh là đơn vị đầu tiên của tỉnh tổ chức lễ ra quân phát động phong trào thu gom, xử lý các dụng cụ khai thác thuỷ hải sản mang tính huỷ diệt trên địa bàn. Ðến thời điểm hiện tại, huyện đã vận động người dân giao nộp 281 bộ kích điện. Các địa phương còn quyết liệt kiểm tra, rà soát, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu đối với 19 trường hợp sử dụng kích điện để khai thác thuỷ sản tận diệt.

“Huyện chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, kể cả trong đất liền và ven biển. Mặt khác, hiện nay, từ Trung ương đến tỉnh, huyện rất quyết liệt trong chỉ đạo, xử lý nghiêm hành vi vi phạm khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và khai thác thuỷ sản theo hình thức tận diệt. Thời gian tới, UBND huyện sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lực lượng liên quan để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khai thác ven bờ. Ngoài ra, huyện cũng có đề xuất với tỉnh để có kế hoạch chuyển đổi nghề cho bà con khu vực ven biển không có điều kiện khai thác xa bờ, nhằm bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ven bờ”, ông Lê Hồng Thịnh cho biết thêm.

Việc sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản ảnh hưởng rất lớn đến các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước tự nhiên. Ngoài ra, còn trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng, thậm chí dẫn đến chết người.

Theo đó, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi nói trên, nhiều địa phương xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, xử lý triệt để tình trạng sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản, với sự tham gia của người dân.

Vừa qua, để góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá đồng, Hội Nông dân huyện U Minh ra mắt mô hình Chi hội nghề nghiệp nuôi cá đồng tại Ấp 12, xã Khánh Thuận, với 15 thành viên, tổng diện tích trên 105 ha.

Nông dân xã Khánh Thuận triển khai mô hình nuôi và bảo vệ nguồn lợi cá đồng cho các hội viên là thành viên trong Chi hội nghề nghiệp nuôi cá đồng.

Ông Trần Huy Quang, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện, cho biết: “Chi hội đảm bảo hoạt động hiệu quả, tạo nên sự liên kết trong sản xuất và đời sống. Ðoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng theo nguyên tắc "5 tự" (tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản và tự chịu trách nhiệm) và "5 cùng" (cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi). Từ đó, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá đồng trong thời gian tới”./.

 

Kim Cương

 

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.