ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 07:26:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng hành cùng người neo đơn, tàn tật

Báo Cà Mau Giữa cái nắng tháng Ba như thiêu như đốt, trong căn nhà bốn bên vách thiếc chưa đầy 20 m2 chẳng có tài sản gì đáng giá, bà Bông Thị Xê (55 tuổi, ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) ngồi lọt thỏm trên võng. Mấy tháng nay bệnh tình trở nặng khiến bà không thể tự chăm sóc bản thân mình. Nhờ chị em hội viên phụ nữ ở ấp tới lui dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, giặt giũ, bà cảm thấy ấm lòng.

Giữa cái nắng tháng Ba như thiêu như đốt, trong căn nhà bốn bên vách thiếc chưa đầy 20 m2 chẳng có tài sản gì đáng giá, bà Bông Thị Xê (55 tuổi, ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) ngồi lọt thỏm trên võng. Mấy tháng nay bệnh tình trở nặng khiến bà không thể tự chăm sóc bản thân mình. Nhờ chị em hội viên phụ nữ ở ấp tới lui dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, giặt giũ, bà cảm thấy ấm lòng.

Bà Bông Thị Xê là 1 trong hơn 90 người già neo đơn, người khuyết tật được các cơ sở hội phụ nữ trong huyện Ngọc Hiển giúp đỡ từ chương trình “Ngày thứ Bảy đồng hành cùng người già neo đơn, người khuyết tật”.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Ngọc Hiển Bùi Ngọc Dung cho biết: “Các hội viên phụ nữ rất cảm thông sâu sắc với những hoàn cảnh phụ nữ neo đơn, người khuyết tật, không ai chăm sóc. Vì thế, phong trào này được phát động với mong muốn chăm lo tốt hơn cho những hoàn cảnh không may mắn ấy, như thể hiện trách nhiệm của người con đối với cha mẹ mình. Ðầu tiên chúng tôi phát động trong Ban Chấp hành Hội LHPN huyện, sau đó phổ biến cho các cơ sở hội”.

Bà Bông Thị Xê được hội viên phụ nữ ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây chăm sóc tận tình, nhất là trong những lúc bệnh trở nặng.

Nói là “ngày thứ Bảy” nhưng thật ra, bất cứ lúc nào, chị em hội viên sắp xếp được thời gian đều đến thăm hỏi, động viên, giúp đỡ người neo đơn, khuyết tật bằng nhiều hình thức như: dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, xới đất trồng rau... Một số cơ sở hội còn tặng xoong nồi, mùng mền, quần áo, hỗ trợ gạo hằng tháng, hay tranh thủ các dự án đầu tư của Hội LHPN cho người khuyết tật vay phát triển sản xuất… Có nhiều người bị khuyết tật nặng về cơ thể, thần kinh, không thể tự chăm sóc bản thân, vì thế chị em phụ nữ sẽ là chỗ dựa, giúp họ tạm thời vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Với phương châm “cần gì giúp nấy”, mỗi chi hội phân công 1 hội viên phụ trách chăm sóc 1 đối tượng, hằng ngày đến thăm nom, chăm sóc như người thân trong gia đình. Phong trào chỉ mới phát động vài tháng, sự hỗ trợ về vật chất chưa nhiều, chủ yếu là chăm lo về tinh thần, sức khoẻ, đỡ đần trong cuộc sống, sinh hoạt… Song, sự quan tâm ấy đủ làm ấm lòng người neo đơn, khuyết tật, làm vơi đi nỗi đau thể xác, tinh thần, tạo động lực để họ sống vui, sống khoẻ.

Bà Bông Thị Xê cảm kích: “Thân tôi tật nguyền, đi lại khó khăn, lại sống một mình nên không thể tự lo cho mình. Hằng tháng, ngoài chế độ hỗ trợ dành cho nạn nhân chất độc da cam 1,3 triệu đồng, tôi không có nguồn thu nhập nào cả. Bản thân lại đi đứng khó khăn nên đành trông chờ vào sự giúp đỡ của chị em phụ nữ trong chi hội. Tôi thấy mình có thêm động lực để sống”.

Bà Xê có 6 anh chị em, nhưng ai cũng có gia đình riêng và cuộc sống khó khăn nên không có điều kiện chăm lo cho bà. Bà còn người anh và đứa cháu cũng là người khuyết tật. Riêng bà, từ khi mới sinh ra đã không lành lặn, nhưng trước đây còn gượng gạo di chuyển được, nay tay chân co rút, yếu ớt không thể đi lại được. Sức khoẻ bà đã giảm sút nhiều, giọng nói ngắt quãng, hơi thở mệt nhọc. Bác sĩ bảo đó là những biến chứng do chất độc hoá học tồn tại lâu ngày trong cơ thể. Hiện bà sống cùng một phụ nữ khác cũng neo đơn không nơi nương tựa. Tuy không bà con ruột thịt, nhưng vì cám cảnh đơn độc, tật nguyền như nhau nên về sống cùng nhau. Mới đây, người bạn sống chung của bà bệnh nặng phải nằm viện, hiện đang được Chi hội Phụ nữ bệnh viện chăm sóc.

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Ðường Kéo Nguyễn Thị Xuân cho biết: “Chị Xê tuy sống một mình nhưng không cô đơn vì chị em hội viên phụ nữ trong ấp ngày nào cũng ghé ngang, khi thì mua cháo, lo cơm, lúc giúp chị dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Nói chung, dù không giúp nhiều về vật chất nhưng bất cứ khi nào chị cần, chúng tôi đều có mặt”.

Ở Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc có 3 gia đình với 8 người khuyết tật, cuộc sống rất khó khăn. Cảm thông cho hoàn cảnh của những gia đình này, chị Bùi Ngọc Dung đã giúp họ làm thủ tục để được hưởng chế độ dành cho người khuyết tật. Ngoài sự hỗ trợ của Chi hội Phụ nữ Khóm 4, bản thân chị Dung còn vận động tặng quà, gạo cho các gia đình này vào các dịp lễ, Tết.

Chị Xuân nhận định: “Ngày thứ Bảy đồng hành cùng người già neo đơn, người khuyết tật là một chương trình nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, vì thế, khi Huyện hội phát động, các chi hội đều hưởng ứng nhiệt tình. Hy vọng chương trình này sẽ mang lại niềm vui cho những người kém may trong cuộc sống"./.

Bài và ảnh: Thuỳ Trâm

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.