ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 8-7-24 23:51:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðột phá kinh tế xanh

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển sở hữu điều kiện tự nhiên tuyệt vời không nơi nào có được, với hệ sinh thái đặc trưng vùng ngập mặn và 3 mặt giáp biển. Nơi đây còn hội tụ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, nhất là tiềm năng tôm - rừng, tôm sinh thái và mô hình du lịch sinh thái cộng đồng - du lịch xanh.

Tại lễ kỷ niệm 20 năm chia tách huyện Ngọc Hiển vừa qua, đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Vùng Ðất Mũi là địa điểm thiêng liêng, trọng điểm để khai thác, phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau, với tỷ lệ du khách tăng bình quân hằng năm 6%. Cùng với đó, Ngọc Hiển cần tiếp tục phát huy thế mạnh sản phẩm chủ lực con tôm, cua mang đậm thương hiệu Cà Mau, với loại hình sản xuất sinh thái, xem đây là khâu đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện thời gian tới".

Phát huy thế mạnh

Ngọc Hiển là huyện cực Nam Tổ quốc, điều kiện tự nhiên thuận lợi, có Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được công nhận khu dự trữ sinh quyển, khu Ramsar thứ 2.088 thế giới và thứ 5 của Việt Nam, với hệ sinh thái rừng ngập mặn, động vật dưới tán rừng, ven biển phong phú, đa dạng. Ðặc biệt, có tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối giao thông đường bộ thông suốt. Huyện có 2 khu du lịch cấp tỉnh, trong đó, Khu Du lịch Mũi Cà Mau được đầu tư nhiều hạng mục công trình quy mô để phục vụ du khách, có 2 di tích lịch sử cấp Quốc gia và 2 di tích lịch sử cấp tỉnh. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú với các loại hình: tham quan di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, du lịch xuyên rừng, trải nghiệm, nghỉ dưỡng... Ðó là những yếu tố thuận lợi để huyện phát triển du lịch hiện tại và trong tương lai.

Rừng đước tại Khu Du lịch Mũi Cà Mau là nơi khám phá và check-in lý tưởng.

Bên cạnh tiềm năng về du lịch, Ngọc Hiển cũng là địa phương đứng đầu về diện tích nuôi tôm sinh thái và các mặt hàng chủ lực như tôm, cua của tỉnh. Trong đó, tôm sinh thái 19.400 ha/4.313 hộ nuôi, năng suất tôm từ 200-220 kg/ha/năm, cua 150-200 kg/ha/năm); còn lại là nuôi tôm bán thâm canh trên 26.000 ha, thâm canh, siêu thâm canh khoảng 263 ha, năng suất từ 10-15 tấn/ha/vụ) và quảng canh gần 7.000 ha.

Những năm qua, năng suất và sản lượng thuỷ sản của huyện không ngừng tăng lên, diện tích nuôi tôm sinh thái được chứng nhận ngày càng tăng. Ðến nay có gần 10.000 ha/1.977 hộ, tăng 49,4% so với năm 2015, đạt các tiêu chuẩn chứng nhận như: Naturland, EU Organic, Selva Shrimp, Mangrove Shrimp, Canada Organic, ASC, BAP...

Tôm sinh thái Ngọc Hiển nổi tiếng ngọt ngon.

Huy động nguồn lực đầu tư

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, thông tin: "Ðể từng bước nâng cao năng suất, chất lượng nuôi thuỷ sản, tôm sinh thái trên địa bàn huyện, đồng thời thực hiện có hiệu quả Ðề án “Phát triển và nâng cao giá trị các sản phẩm du lịch, dịch vụ huyện Ngọc Hiển giai đoạn 2021-2025”, huyện tranh thủ các nguồn lực đầu tư từng bước phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương".

Huyện đã và đang kêu gọi, thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân có đủ điều kiện đầu tư hạ tầng, phát huy thế mạnh của địa phương như: xây dựng dự án điện gió; cảng cá; các trại sản xuất tôm, cua giống đạt các chứng nhận an toàn sinh học, hữu cơ... để tạo ra con giống chất lượng phục vụ nhu cầu nuôi tại chỗ và cung ứng cho các địa phương khác.

Bên cạnh đó, huyện khuyến khích, nhân rộng và phát triển mô hình nuôi dưới tán rừng hướng đến chứng nhận hữu cơ, sinh thái, VietGAP, Global GAP, ASC..., năng suất tôm đạt từ 350-400 kg/ha/năm; cua đạt từ 208 kg/ha/năm trở lên, gắn với xây dựng thương hiệu tôm sú, cua Cà Mau.

Phấn đấu đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi thuỷ sản tăng bình quân 2,1%/năm; riêng tôm tăng bình quân 5,3%/năm, cua tăng bình quân 3,08%/năm.

Du khách trải nghiệm tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng hộ ông Lê Văn Tánh, ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi.

Huyện đang tiếp tục đầu tư, hoàn thiện và nâng chất hoạt động phục vụ khách du lịch tại Làng Văn hoá du lịch Ðất Mũi; hình thành 4 tuyến tham quan xuyên rừng trên lâm phần Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; khảo sát mở mới 1 tuyến du lịch xuyên rừng từ Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh xã Viên An - Cồn Cát - Ðất Mũi dài khoảng 21 km; phát triển mới 2 điểm du lịch cộng đồng và nhiều sản phẩm đặc trưng; có 10 sản phẩm đăng ký chương trình OCOP và 5 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao, Cục Sở hữu trí tuệ cấp quyền sử dụng đối với 2 nhãn hiệu tập thể “Tôm khô Rạch Gốc” và “Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau”, 1 nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý “Cá thòi lòi Ðất Mũi”…

Khai thác tốt các sản phẩm du lịch; gắn với phát triển ngành hàng chủ lực tôm - rừng, tôm sinh thái… là hướng đi chắc, bền cho huyện Ngọc Hiển./.

 

Loan Phương

 

Liên kết hữu ích

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Tín hiệu tích cực từ thu ngân sách

Mặc dù đối mặt không ít khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, triển khai các giải pháp hiệu quả, kịp thời, công tác thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tăng khá so với cùng kỳ.

Công cụ hiệu quả trong giảm nghèo và phát triển kinh tế

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội, mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển tín dụng chính sách tại Việt Nam. Sau 10 năm thực hiện, cùng với Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.

Xã khó khăn nỗ lực giảm nghèo

Nguyễn Phích là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hơn 8,3%. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân, xã đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo.

Cần đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL

“An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL”, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định tại Hội nghị điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư, tổ chức vào chiều 1/7 tại Cà Mau.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Chi hội trưởng tiêu biểu

Trong 13 năm gắn bó với công tác hội, chị Ðoàn Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh, được đánh giá là cán bộ hội gương mẫu, tận tuỵ. Ngoài ra, chị còn là tấm gương về sự cần cù, siêng năng lao động sản xuất.

Ðịnh hình diện mạo cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào (địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) là công trình quan trọng, điểm nhấn cuối trong trục hành lang kinh tế Ðông - Tây, từ Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) xuyên qua Phú Tân, Cái Nước, kéo dài đến Ðầm Dơi và sang thị trấn Gành Hào (huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Công trình trọng điểm này được tỉnh chọn là công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII.

Người dân, doanh nghiệp cần chung lòng với chính quyền cải thiện chỉ số PCI, PGI

Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp cải thiện chỉ số PCI, PGI. Đó là nhấn mạnh của ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, PGI) năm 2024 vào sáng 28/6.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.