ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 08:28:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Du lịch Cà Mau - Sắc riêng giữa màu chung - Bài cuối: Cơ hội “kim cương”

Báo Cà Mau Là người gắn bó với du lịch Cà Mau, chuyên gia du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), Th.S Phan Ðình Huê từng đánh giá: “Cà Mau có “cơ hội vàng” để phát triển du lịch sau dịch Covid-19”. Còn trong thời điểm hiện tại, ông Huê khẳng định: “Du lịch Cà Mau đứng trước “cơ hội kim cương” để có cú bứt phá ngoạn mục”.

Th.S Phan Đình Huê gợi ý nhiều hướng phát triển đột phá cho huyện U Minh tại Hội nghị chuyên đề du lịch huyện năm 2023, vừa tổ chức ngày 19/12 tại Điểm du lịch Hương Tràm.

- Thưa ông, nếu có một thông điệp cho du lịch Cà Mau, ông gởi gắm điều gì?

Th.S Phan Ðình Huê: Những gì cần nói về du lịch Cà Mau thì tôi đã nói, nói nhiều lần rồi. Ý kiến cá nhân tôi thôi, hàng trăm năm qua, người dân ÐBSCL mình làm nông nghiệp, hiện nay có thể nói là đủ ăn, tích luỹ chút ít, nhưng để làm giàu thì khó quá, khó lắm. Ðể làm giàu thì không cách nào khác là bà con ÐBSCL, trong đó có người dân Cà Mau phải làm du lịch.

- Du lịch rõ ràng là lĩnh vực quan trọng, nhưng chỉ dựa vào du lịch để làm giàu cho cả ÐBSCL thì liệu có quá không, thưa ông?

Th.S Phan Ðình Huê: Không hề quá đâu. Tôi dẫn ra một ví dụ cụ thể nhé! Cà Mau có thế mạnh xuất khẩu hàng đầu cả nước về thuỷ sản. Nhưng để xuất khẩu phải đáp ứng rất nhiều quy định, thủ tục, chi phí..., chưa kể những rủi ro, biến động thị trường. Những mặt hàng như tôm Cà Mau, cua Cà Mau thôi, chúng ta làm du lịch tốt, du khách khắp thế giới tìm về để thưởng thức, tức là chúng ta đã “xuất khẩu” tại chỗ, giá trị gia tăng đương nhiên là lớn hơn, bền hơn và người dân trực tiếp thụ hưởng giá trị ấy.

Thuỷ hải sản Cà Mau có thể nói là ngon nhất nước, nhất là cua và tôm. Nếu làm du lịch tốt thì du khách khắp thế giới sẽ tìm về để thưởng thức.

Ở Sóc Trăng, tôi cũng đã nói về giống lúa ST25 cho ra loại gạo ngon nhất thế giới, câu chuyện cũng tương tự như thế. Nhìn rộng ra, tài nguyên du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái của ÐBSCL thuộc loại có sức hút bậc nhất trên thế giới, nếu làm đúng cách, đúng hướng, đạt kết quả sẽ giải đáp tất cả băn khoăn của bạn. Cộng hưởng với các thế mạnh trụ cột kinh tế khác, du lịch sẽ làm giàu cho nông dân ÐBSCL và Cà Mau là như thế.

Tôi nói thêm, riêng Cà Mau đang có thời cơ trước đây chưa có, sau này cũng khó có thể tìm thấy để mở ra cú bứt phá ngoạn mục cho du lịch mà tôi gọi là “cơ hội kim cương”.

- Ông có thể nói rõ thêm về “cơ hội kim cương” vừa đề cập, thưa ông?

Th.S Phan Ðình Huê: Quá rõ ràng rồi. Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó du lịch là ưu tiên lớn trong chiến lược phát triển của địa phương. Kèm theo đó là 3 tin vui lớn: Ðường cao tốc Bắc - Nam sẽ về đến Ðất Mũi, Cảng Hàng không Cà Mau sẽ được nâng cấp quy mô, Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai sẽ được đầu tư xây dựng. Nhìn rộng ra, về vị trí địa lý, Cà Mau nằm rất gần với các trung tâm du lịch Ðông Nam Á như Kuala Lumpur (Malaysia); Singapore, Bangkok (Thái Lan), nếu kết nối được các đường bay thì sẽ là điểm đến vô cùng lý tưởng.

Phía biển, Hòn Khoai nằm cận kề tuyến hàng hải quốc tế, là điểm kết nối tuyến hành lang trên biển từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương. Không nói quá khi trong tương lai gần, những du thuyền, siêu du thuyền du lịch quốc tế sẽ coi Hòn Khoai là lựa chọn cố định trong hải trình. Thêm nữa, các tuyến cao tốc đang vẽ lại bản đồ du lịch của Việt Nam. Có cao tốc về đến tận Ðất Mũi, lượng khách về Cà Mau sẽ không ngừng tăng lên. Cà Mau sẽ rất gần, sẽ trở thành điểm đến cực kỳ có sức hút.

- Cà Mau cần phải tận dụng thời cơ này thế nào, thưa ông?

Th.S Phan Ðình Huê: Du lịch Cà Mau đã và đang đi đúng hướng rồi, nhưng cần phải làm tốt hơn nữa. Ðiều đầu tiên là nâng cao toàn diện nội lực của ngành du lịch, trước hết là các vấn đề cơ bản, trong đó có vấn đề lưu trú khi lượng khách tăng cao. Lưu trú không chỉ là ở, ngủ, mà còn phải hướng đến những phân khúc khách hàng khác nhau. Theo tôi, tỉnh Cà Mau nên thu hút và mời gọi những thương hiệu lưu trú mang tầm khu vực hoặc quốc tế để kích cầu các phân khúc khách quốc tế cao cấp.

Trong tương lai, TP Cà Mau sẽ là 1 trong 3 cực trọng điểm của du lịch Cà Mau: U Minh Hạ - TP Cà Mau - Mũi Cà Mau. Ảnh NHẬT MINH

Du lịch Cà Mau nên tập trung vào loại hình du lịch nông nghiệp, sinh thái nhưng ở mức độ cao hơn, đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của du khách. Tất nhiên là phải tập trung khai thác tối đa những tài nguyên du lịch nổi trội, khác biệt như Mũi Cà Mau, rừng ngập mặn, rừng ngập ngọt. Chú trọng về giá trị gia tăng cho du lịch. Tài nguyên thiên nhiên trước tình trạng biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách của Cà Mau. Cà Mau phải giữ cho bằng được cây đước, cây tràm, bãi bồi. Giữ được những thứ ấy là giữ được tương lai của du lịch. Và tài nguyên con người, tôi nhấn mạnh, đừng vì bất kỳ điều gì mà làm phai nhạt đi những tính cách, phẩm giá đáng quý, rất đặc biệt của con người Cà Mau!

Một điều nữa, ngay bây giờ, Cà Mau phải chủ động và hành động để tận dụng thời cơ quý giá này. Nếu không có tâm thế chuẩn bị đủ tốt, cơ hội sẽ trôi qua. Tôi rất thích cách nhìn và hướng nhìn của du lịch Cà Mau, đó là du lịch xanh, du lịch bền vững, du lịch kiến tạo những giá trị tốt đẹp cho con người, xã hội, thiên nhiên. Nền tảng vững chắc, phát triển có phương hướng, lộ trình rõ ràng, giữ được các giá trị cốt lõi là những yếu tố để làm nên một thị trường du lịch lý tưởng, có bản sắc, đủ sức trở thành gam màu sáng trong bức tranh tổng thể. Tôi và các bạn, không lâu đâu, sẽ chứng kiến một diện mạo tươi mới, vị thế xứng đáng của du lịch Cà Mau trong khu vực ÐBSCL, cả nước và quốc tế.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

 

Hải Nguyên - Băng Thanh thực hiện

 

 

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 1: Vì lợi ích Nhân dân

Thời gian qua, ở tỉnh Cà Mau đã có hàng ngàn mô hình dân vận khéo (DVK) hiệu quả, thiết thực vì cuộc sống người dân, hướng đến xây dựng “gia đình hạnh phúc”, “cộng đồng hạnh phúc” và dần tiến tới “xã hội hạnh phúc”. Và công tác dân vận khéo chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.