ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 16-5-25 12:24:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trồng chuối lấy lá thu nhập khá

Báo Cà Mau Lá chuối được dùng phổ biến để gói bánh, chả, nem... hay đóng gói thực phẩm thay túi ni lông tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch. Nắm bắt nhu cầu thị trường, hơn 2 năm nay, nhiều người dân ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời gắn bó với nghề trồng chuối bán lá, mang lại thu nhập ổn định.

Lá chuối sau khi thu hoạch sẽ được thương lái đến tận nơi thu mua, giá khoảng 5.000 đồng/kg, những lúc hút hàng, giá sẽ cao hơn.

Lá chuối sau khi thu hoạch sẽ được thương lái đến tận nơi thu mua, giá khoảng 5.000 đồng/kg, những lúc hút hàng, giá sẽ cao hơn.

Gia đình anh Võ Minh Út, ấp Vồ Dơi, có 5,5 ha đất trồng chuối, với giống chuối xiêm, ít sâu bệnh và không tốn công chăm sóc, cho thu hoạch quanh năm. Mỗi ngày, vừa mờ sáng là vợ chồng anh Út thu hoạch lá chuối, làm đến 15 giờ chiều.

Theo anh Út, muốn thu được lá đẹp, bán được giá thì phải lựa chọn những tàu lá lành lặn, không bị rách và còn nguyên bụi phấn, bản to, ngang từ 25-30 cm, màu xanh mướt. Lá chuối sau khi rọc bỏ cuống được xếp thành từng chồng gọn gàng, giao cho thương lái trong ngày để chở đi tiêu thụ.

Gia đình anh Võ Minh Út thu nhập ổn định nhờ trồng chuối bán lá.

Gia đình anh Võ Minh Út thu nhập ổn định nhờ trồng chuối bán lá.

Anh Út cho biết: "Nhờ có bờ trồng chuối, vợ chồng tôi một ngày cắt tầm 200 kg lá chuối, thương lái đến tận nơi mua, giá 5.000 đồng/kg, cho thu nhập 1 triệu đồng mỗi ngày. Vào các đợt lễ, Tết, giá bán khoảng 6.500 đồng/kg, tuỳ chất lượng lá, thu nhập 1,3 triệu đồng/ngày”.

Trồng chuối lấy lá tuy đơn giản nhưng còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Theo anh Út, mùa nắng chuối phát triển hơn mùa mưa; vào những tháng mưa nước nhiều, chuối dễ ngập úng và bị gió làm rách lá. “Mùa mưa nơi này không thoát nước được nên cây chuối bị ảnh hưởng, thu nhập ít lại. Ðó cũng là nỗi trăn trở của người dân nơi đây mỗi khi có ý định nhân rộng mô hình trồng chuối lấy lá”, anh Út chia sẻ.

Không chỉ có gia đình anh Út mà rất nhiều hộ ở xã Trần Hợi đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ nghề trồng chuối lấy lá. Nếu như trước kia, nguồn tiêu thụ lá chuối chủ yếu là các cửa hàng nem chả, cơ sở gói bánh, thì hiện nay lá chuối còn được dùng nhiều trong các siêu thị để bọc, gói thực phẩm. Nhu cầu về lá chuối tăng lên giúp cuộc sống người dân sống bằng nghề trồng chuối lấy lá ngày càng ổn định.

Anh Trần Minh Thuật, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trần Hợi, cho biết: “Hướng tới Hội sẽ tham mưu UBND xã và Ðảng uỷ để xin ý kiến nhân rộng mô hình này, thành lập hợp tác xã thu mua lá chuối trong bà con. Hội cũng phối hợp với chi bộ, chính quyền ấp khuyến khích bà con cải tạo vườn tạp trồng chuối để cung cấp lá chuối cho thị trường trong và ngoài xã”.

Tuy công việc vất vả, nhưng nguồn thu ổn định từ nghề trồng chuối lấy lá đã giúp gia đình anh Út và rất nhiều hộ gia đình xã Trần Hợi có thêm động lực bám trụ với nghề. Ðây là mặt hàng có thể phát triển trong tương lai do thân thiện với môi trường. Với lợi ích kinh tế mang lại, nghề trồng chuối lấy lá tại xã Trần Hợi mở ra triển vọng mới trong việc tạo ra nguồn thu nhập tốt, cải thiện đời sống người dân nơi đây./.

 

Trịnh Linh

 

Tăng thu nhập từ dự án mới

Ðể phá thế sản xuất theo lối độc canh, giúp bà con nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế gia đình, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước triển khai thực hiện Dự án “Sản xuất tôm sú - tôm càng xanh - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liên kết chuỗi giá trị” (Dự án), với diện tích 20 ha, có 16 hộ tham gia. Hộ dân tham gia dự án đạt thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.