ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 04:40:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðưa con đi học…

Báo Cà Mau Hôm nay, tự dưng nhìn con thấy lớn hơn, đáng yêu hơn trong màu áo đồng phục mầm non. Mùa tựu trường tháng chín, một thời ba đã đi qua, nhưng những tiếng trống khai giảng vẫn làm lòng ba thổn thức. Ông nội con, một đời nông dân, lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn hỏi bà nội “tôm tép nhà mình ra sao?”. Bà nội con, cũng một đời nông dân, buôn thúng bán bưng, học hành lớp 2 trường làng và lời lãi toàn tính rợ.

Hôm nay, tự dưng nhìn con thấy lớn hơn, đáng yêu hơn trong màu áo đồng phục mầm non. Mùa tựu trường tháng chín, một thời ba đã đi qua, nhưng những tiếng trống khai giảng vẫn làm lòng ba thổn thức. Ông nội con, một đời nông dân, lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn hỏi bà nội “tôm tép nhà mình ra sao?”. Bà nội con, cũng một đời nông dân, buôn thúng bán bưng, học hành lớp 2 trường làng và lời lãi toàn tính rợ.

Ba nhớ một thời, cũng như con, ba đi học. Hồi ấy, quê mình còn làm nông nghiệp. Tuổi thơ của ba là những cánh đồng vàng ươm gốc rạ, những mương phèn cạn nước mọc đầy cỏ dại. Mưa lớn đầu mùa, ba cùng bạn bè đầu trần chạy khắp xóm để đón bắt cá lên. Mùa hạn giậm chuột đồng, mò cá cạn. Biết bao lần vắt vẻo trên đọt dừa xanh nhìn lên bầu trời dịu vợi, không gợn một chút âu lo.

Minh hoạ: HOÀNG VŨ

Mỗi chiều, trước sân nhà ông bác Sáu, ba và mấy chục đứa con nít trong xóm chơi lò cò, nhảy dây, chọi lon, đánh hưng, bắn đạn cu li. Mùi của những đám bụi đất quê hương còn vương vấn mãi đến bây giờ. Một bữa, bà nội con đi bán gạo về, thấy ba mình mẩy sình bùn, chỉ còn con mắt là sạch, bà lắc đầu biểu ba đi học. Ba không đủ tuổi nên bà nội phải gởi. Ba tới trường với cái bọc, trong đó có cây viết chì và 2 cuốn sổ. Ba còn nhớ, thầy giáo Phong đã dạy ba những bài học đầu tiên. Phía sau trường là cái kinh dài ngoằng, mặt nước kín mít bèo xanh…

Ngày đó, từ nhà nội đến trường ở ngã ba dài gần cây số. Ngang nhà ông cố Mười có một đường đứt, y như rằng mùa mưa là ngập. Mỗi ngày đi học, ba mặc quần cụt, quần dài buộc cổ lội bộ tới gần trường, rửa chân mang dép rồi mới mặc quần dài. Có lần, dựa vô gốc cây rửa chân, sẩy tay, ba té nhào xuống sông, vậy là nghỉ luôn bữa học. Thời đó, đi học, bà nội cho ba 200 đồng, đủ mua một ly si rô và nửa củ khoai lang luộc. Một bịt sinh tố 200 đồng, ba kêu cô Chín bán nửa bọc. Trường làng, bàn ghế là cây đước cặm xuống, đóng ván bên trên, mùa mưa dột tứ phía. Học sinh đầu cháy khét nắng, hôi trâu và quần áo lấm lem. Nhiều ngày đi học, ba bắn cu li, chơi đá sút, hứng lên cởi luôn quần áo đi mò cá, về nhà bà nội la mắng dậy trời.

Nhà nội đông con, ba là con út, lại kén ăn nên thường ăn cơm với nước dừa và cá sặc kho. Cá sặt ba phải thấy còn sống, bắt ra mần vô kho mới chịu ăn. Nhà nội có ổ trứng gà, trứng vịt nào ba đều lén lượm vô ăn hết. Bà nội biết nhưng vẫn làm thinh, có bữa bà còn đem ở đâu về thiệt nhiều trứng cho ba. Ngày đó, mỗi lần bà đi chợ huyện Ðầm Dơi, mua về cho ba ổ bánh mì thịt, không còn niềm vui sướng nào bằng. Ông nội lâu lâu xoa đầu ba rồi nói, con ráng học sau này thành tài sẽ đỡ khổ. Ông nội ít nói, tánh hiền, như lời bà nội nói là không biết xài tiền. Có tiền, ông đưa hết cho bà, hoặc sắp xếp thẳng thớm gói lại trong chiếc khăn tay. Ông luôn dạy ba và các bác, các cô của con phải sống tốt, phải luôn lấy đạo nghĩa ở đời làm trọng.

Năm học đầu tiên của ba qua thật nhanh, ba biết đọc, biết làm toán, cảm giác đi học thật là thích. Hết 3 tháng hè, ba quay lại trường, thầy Phong nói với ba không được lên lớp mà phải học lại lớp 1 vì chưa đủ tuổi. Ba khóc rấm rứt, bởi ba còn nhận được giấy khen và xếp hạng 3 trong lớp mấy chục đứa. Rồi nỗi buồn cũng qua nhanh, ba học lại lớp 1 và tiếp tục đến trường với niềm đam mê kỳ lạ. Ba đi học đều, chịu khó học bài, làm bài tập và năm nào cũng được giấy khen. Bà nội dán giấy khen khắp nhà, tới giờ, những tấm giấy ấy đã phai nét chữ nhưng bà vẫn trân trọng, nâng niu.

Hôm nay, ba đến trường của con. Con mới 4 tuổi, và ngôi trường mới thật khang trang, sạch đẹp. Ngôi trường của thành phố quá khác biệt với ngôi trường làng ngày trước của ba. Nhưng con à, có lẽ điều ba mong muốn cũng giống như lời dặn dò của ông nội, hãy say mê học tập, tiếp thu những điều hay, việc tốt, phấn đấu không ngừng để trở thành người hữu dụng.

 Chặng đường con đi phía trước sẽ rất dài, riêng ba vẫn còn phải học, nhưng niềm tin ba dành cho con là thật lớn. Cha con mình sẽ cùng bên nhau để vững bước trên con đường học vấn và học ở trường đời. Cùng con đi tới trường trong ngày khai giảng, bước chân lẫm chẫm, đôi môi chúm chím nụ cười, con đang làm ba cảm thấy thèm đi học, thèm nghe những tiếng trống tựu trường…

Phạm Nguyên

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.