ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:14:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Báo Cà Mau Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.

Gia đình vốn là người Hoa nên bà Phú Xí Cúc được mẹ truyền dạy cho nghề làm tương hột. Bà cùng chồng là ông Trần Việt Phương nấu tương hột bán cho khắp các điểm chợ trong huyện, lò tương mang tên hai vợ chồng được mở ra từ năm 1986.

Ông Phương chia sẻ: “Công thức làm tương hột của người Hoa ở Nam Bộ tương tự nhau, nhưng mỗi lò, mỗi gia đình có bí quyết riêng để tạo độ mặn ngọt, hương vị thơm ngon đặc trưng. Có 4 công đoạn cơ bản như: sơ chế làm sạch đậu đem nấu; vớt ra rồi ủ để đậu lên men; sau một thời gian nhất định khi đậu nành đã lên men đạt theo yêu cầu thì đem trộn với muối, nấu nước đường mía hoà chung; cuối cùng là tiếp tục ngâm ủ trong lu sành ngoài nơi thoáng mát, có ánh nắng thêm một thời gian nữa. Lúc này, tương sẽ có mùi thơm đặc trưng, vị mặn ngọt vừa ăn, hạt tương màu nâu đỏ đẹp mắt, còn nguyên hạt, mềm nhưng không nát. Quan trọng nhất trong quá trình làm tương hột là phải chọn được đậu nành loại tốt nhất thì những công đoạn sau sẽ thuận lợi hơn”.

Hiện sản phẩm tương hột bán giá sỉ 12 ngàn đồng/kg, bán lẻ 14 ngàn đồng/kg.

Vợ chồng ông Phương rất tâm huyết, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống. Hai năm nay, ông Phương tìm tòi, nghiên cứu và đầu tư giàn lò nấu đậu bằng điện gần 400 triệu đồng.

Việc chọn nguồn nguyên liệu đậu nành chất lượng là khâu quan trọng nhất cho mẻ tương ngon.

 

Tương hột vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống với phương pháp lên men tự nhiên, không sử dụng phụ gia hay chất xúc tác.

 

Trước đây phải nấu bằng bếp củi, từ khi có máy móc, mỗi lần nấu được 3 lò với số lượng 90 kg đậu nành, giúp ông Phương đỡ vất vả và thuận tiện hơn trong quá trình sản xuất.

 

Tương được ngâm ủ trong lu sành mới ngon, lu được làm bằng đất sét, nung tới, đến nay đã gần trăm năm tuổi, có tác dụng giữ và toả nhiệt từ từ, khi ngâm ủ, tương sẽ nở mềm ngon và an toàn hơn khi ủ ngâm trong các vật dụng bằng chất liệu khác.

 

Tương hột giúp món ăn thêm thơm ngon, mặn ngọt đậm đà, mang hương vị truyền thống đặc trưng cho những bữa cơm dân dã quê hương.

 

Thảo Mơ thực hiện

 

Bánh dân gian vẫn “đỏ lửa”

Theo sự phát triển của xã hội, rất nhiều loại bánh hiện đại xuất hiện. Thế nhưng, bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị thế nhất định trên thị trường. Nhiều gia đình, nhiều thế hệ vẫn tiếp nối, duy trì nghề làm bánh dân gian. Họ gìn giữ nghề không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu, tâm huyết giữ nét văn hoá ẩm thực truyền thống được trao truyền từ bao đời.

Vị Hà thành trên đất cực Nam

Từ những cơ duyên khác nhau, nhiều người con đất Bắc xa quê vào Nam lập nghiệp, trong hành trang họ mang theo có phong vị của món ăn quê nhà. Ðể rồi chính những món ăn thân thuộc của quê hương đã tạo cho họ sinh kế mới ở vùng đất cực Nam.

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Mùa bông điên điển

Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Mắm ngon từ con tôm, con ruốc

Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.

Xe tàu hũ của bà

“Hũ đây”, “Tàu hũ nóng đây”, “Ai tàu hũ không”, tiếng rao ấy của cụ bà Tô Thị Y (86 tuổi, ở Phường 1, TP Cà Mau) đã trở nên quen thuộc gần 40 năm qua.

Mắm chay ngày giỗ nội

Bà nội mất khi tôi còn nhỏ xíu, vì vậy ký ức của tôi về bà không nhiều, chỉ lờ mờ nhớ hình ảnh lúc bà nội nấu món chay trong cái nồi nhỏ có tay cầm, lúc bà lom khom hái bông bí, đọt bí sau nhà. Bà nội tôi ăn chay trường, nên sau này mỗi lần giỗ bà nội, ba mẹ tôi làm món chay để cúng, thường là món gỏi cuốn chay, nấu canh kiểm và đặc biệt luôn trộn món mắm chay.

Chả cá thu xứ biển

Cà Mau có bờ biển dài 254 km, với ngư trường rộng lớn (trên 100.000 km2), rất dồi dào nguồn lợi thuỷ hải sản, trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá cơm, cá ngừ, cá thu...

Chiếc bánh “hạnh phúc”

Bánh phu thê (hay còn gọi là bánh xu xê) là món ăn tượng trưng cho tình cảm vợ chồng thuỷ chung, son sắt, một lòng một dạ gìn giữ tình yêu bền chặt. Ðây cũng là một trong những loại bánh cổ truyền của người Việt Nam qua bao đời nay.