ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 02:15:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ghi chép nhật ký khai thác thuỷ sản: Hành động nhỏ, lợi ích lớn

Báo Cà Mau (CMO) Sau khi trình báo ngành chức năng, thuyền trưởng Trần Văn Đoàn, Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, tỉ mỉ cho cuốn sổ bìa cứng cỡ lớn vào hộc tủ ngay dưới vô lăng tàu, khoá lại cẩn thận mới bắt đầu những công việc còn lại. “Nó là giấy vụn với nhiều người nhưng là tài sản rất quan trọng của anh em ngư phủ và không thể thiếu mỗi khi tàu ra khơi, đó là cuốn sổ ghi lại nhật ký hành trình khai thác trên biển”, anh Đoàn chia sẻ.

Lật những trang đầu của cuốn nhật ký, phần nào thấy được tầm quan trọng của nó. Các trang được anh chia thành những cột nhỏ với chú thích rõ ràng cho từng cột. Nào là toạ độ vùng biển khai thác, thời gian, loài hải sản, sản lượng khai thác từng loài hải sản, tổng sản lượng khai thác… “Đã làm gần 2 năm nay nên công việc này giờ đây rất đơn giản”, anh Đoàn chia sẻ thêm.

Ghi chép nhật ký khai thác là quy định bắt buộc hiện nay, mang lại nhiều lợi ích cho chính ngư dân.

Ghi chép nhật lý khai thác, công việc tưởng nhỏ nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho ngư phủ và chủ tàu. Đây là cơ sở để tàu được hưởng chính sách hỗ trợ theo quyết định của Chính phủ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngư dân. Đây cũng là cơ sở để truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, giúp sản phẩm xuất khẩu được thuận lợi hơn. Đây cũng là một trong những biện pháp ngăn chặn tình trạng tàu cá xâm phạm lãnh hải các nước, khai thác vi phạm các vùng biển.

Tuy vậy, không phải chủ tàu nào cũng chấp hành nghiêm túc việc ghi nhật ký khai thác. Theo nhiều ngư dân, việc khó khăn nhất trong ghi chép nhật ký là trình độ của thuyền trưởng. Bởi không phải thuyền trưởng nào cũng tỉ mẩn ghi chép đầy đủ các hoạt động diễn ra trên biển, nhất là hoạt động khai thác diễn ra rất cấp bách, lại trong điều kiện tàu luôn chông chênh. Ngoài ra, nhiều tàu còn sợ khi ghi chép nhật ký sẽ bị lộ ngư trường nên không ít tàu tìm cách né tránh.

Để có được chuyển biến trong ý thức ghi nhật ký khai thác, các ngành chức năng tỉnh, đặc biệt là Chi cục Thuỷ sản áp dụng nhiều giải pháp, nhất là tuyên truyền bằng nhiều hình thức và có cả việc xử phạt để răn đe. Chính anh Đoàn thừa nhận, trước đây nói đến việc ghi nhật ký hành trình khai thác anh em thường truyền tai nhau là chuyện “tào lao”. Tuy nhiên, sau khi được giải thích rõ ràng, cụ thể và sau một thời gian thực hiện mới thấy nó vô cùng quan trọng.

Theo khuyến cáo của Uỷ ban châu Âu, nhật ký khai thác thuỷ sản là quy định bắt buộc. Từ khuyến cáo này, Bộ NN&PTNT cũng đã có quy định, chủ tàu phải khai báo các giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác thuỷ sản, danh bạ thuyền viên, thuyền trưởng, máy trưởng... trước khi tàu xuất bến. Khi khai thác thuỷ sản trên biển, chủ tàu phải ghi nhật ký khai thác. 

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, tỉnh cũng đã thành lập tổ công tác thường trực tại các cảng cá để kiểm tra việc ghi nhật ký hành trình khai thác của ngư dân, đồng thời xác nhận chuyến biển, sản phẩm cho ngư dân để được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Mặt khác, kiểm tra và kiên quyết không cho các tàu cá ra khơi khi chưa đủ các điều kiện cả về thủ tục giấy tờ và trang thiết bị an toàn.

Nỗ lực là vậy, nhưng để làm thay đổi hoàn toàn cách thức hành nghề khai thác theo lối truyền thống đã có từ lâu là chuyện không đơn giản. Nhất là trong điều kiện nguồn lợi thuỷ sản ngày một cạn kiệt, vật tư đầu vào phục vụ nghề khai thác lại ngày một tăng nên nhiều tàu phải chạy đua để có lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm với tự nhiên, với cộng đồng và cả thế hệ sau. Thực tế này đòi hỏi các ngành chức năng tiếp tục có nhiều hơn nữa giải pháp hữu hiệu để hướng tới “nghề cá có trách nhiệm” và phát triển bền vững./.

Điều 25, Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác; nhật ký thu mua, chuyển tải thuỷ sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 m. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với các hành vi không có, không ghi, không nộp nhật ký khai thác; nhật ký thu mua, chuyển tải thuỷ sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 m. Đối với tàu cá có chiều dài từ 15-24 m, khi tái phạm hành vi không ghi nhật ký khai thác; nhật ký thu mua, chuyển tải thuỷ sản sẽ bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng.

Nguyễn Phú

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.

Cái Nước kích hoạt nhiều giải pháp phát triển

Ðể phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 tối thiểu ở mức 8%, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.