ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 08:58:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải bài toán thuỷ lợi vùng ngọt hoá

Báo Cà Mau (CMO) Là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện Trần Văn Thời đa dạng về loại hình sản xuất, từ trồng trọt, chăn nuôi đến thuỷ sản và lâm nghiệp… Tuy nhiên, đây cũng là nơi nông dân phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi thiên tai, thời tiết cực đoan. Do đó, việc đầu tư hạ tầng, tổ chức lại sản xuất phù hợp để phát huy hết tiềm năng, nâng cao đời sống của người dân đang là bài toán cần có lời giải.

Phát huy lợi thế là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai, nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Tiêu biểu như nhiều mô hình sản xuất lúa an toàn, chăn nuôi heo, gà theo hướng an toàn sinh học, nuôi cá bổi thâm canh, vùng lúa VietGAP… Song song với xây dựng mô hình là công tác tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật được chú trọng triển khai thực hiện. Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Trần Tấn Công cho biết, thời gian qua, UBND huyện chỉ đạo chặt chẽ các phòng chuyên môn, phân công kỹ sư khuyến nông phụ trách địa bàn hướng dẫn kỹ thuật, lịch sản xuất, phòng trừ sinh vật gây hại cho nông dân.

Lúa là nguồn thu chính của người dân vùng ngọt Trần Văn Thời.

Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên thuộc vùng trũng thấp, lại sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa nên chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán và ngập úng. Tiêu biểu nhất và dễ nhận thấy nhất là vụ lúa hè thu thì khô hạn đầu vụ, xuống giống muộn nên cuối vụ xảy ra ngập úng; vụ lúa đông xuân đầu vụ thừa nước, cuối vụ thiếu nước nếu không có mưa trái mùa. Thực trạng này kéo dài nhiều năm dù huyện đã nỗ lực khắc phục, nhưng đến nay vẫn còn diễn ra trên diện rộng. Điển hình, trong năm 2020, khi hạn hán kéo dài đã có đến hơn 2.000 ha lúa đông xuân và 340 ha rau màu bị thiệt hại do thiếu nước. Đó là chưa kể đến những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng từ tình trạng sụp lún đất, lộ nông thôn vì thiếu nước.

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu. Phần lớn đến từ mưa bão, triều cường và hạn hán diễn biến bất thường, nhưng một phần không nhỏ là do hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất như cống tiểu vùng, trạm bơm, đập thép để khép kín tiểu vùng chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên việc điều tiết nước đạt hiệu quả chưa cao, sản xuất bị ảnh hưởng.

Thiếu nước đầu vụ, nông dân vất vả khống chế cỏ dại.

Như vậy, để giải bài toán thiệt hại trong sản xuất, đưa vùng ngọt sản xuất chủ động hơn, thích ứng với tác động cực đoan của thời tiết trước tiên phải tính đến giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng, bức thiết nhất là hạ tầng thuỷ lợi.  

Theo quy hoạch sản xuất, trong vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đã khoanh chia ra 9 ô thuỷ lợi để đầu tư khép kín với khoảng 2.250 ha lúa. Cụ thể gồm: ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình có 450 ha; Ấp 5 (350 ha), Ấp 12B (400 ha), ấp Lung Bạ (400 ha), thuộc xã Khánh Bình Đông; ấp Kinh Chùa, xã Trần Hợi 200 ha; Ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc 250 ha; ấp Rạch Ruộng C (200 ha), ấp Rạch Ruộng B, ấp Độc Lập - Trảng Cò, thuộc xã Khánh Lộc 200 ha. Ngoài ra, huyện tiến hành ngăn ô thuỷ lợi cánh đồng lớn xã Khánh Bình khoảng 400-500 ha, khoanh ô thuỷ lợi khoảng 100 ha làm thí điểm vụ đông xuân 2020-2021.

Được biết, thời gian qua, để tổ chức lại sản xuất cho vùng ngọt Trần Văn Thời, huyện đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tiến hành lập bản đồ, phân tích chất lượng hoá, lý tính các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao để bố trí cây trồng phù hợp; xây dựng vùng lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Khánh Bình, Trần Hợi và Khánh Bình Tây với diện tích 120 ha; lập dự án khôi phục, nâng cao chất lượng giống cá bổi trên địa bàn huyện, từng bước phát triển nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh”…

Để các dự án này triển khai vào thực tế hiệu quả, cũng như những mô hình sản xuất khác thì hệ thống hạ tầng thuỷ lợi cần được đầu tư khép kín. Còn như hiện trạng thực tại thì sản xuất của người dân sẽ tiếp tục bị thiệt hại khi thời tiết bất lợi. Theo đánh giá của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời hiện chỉ Tiểu vùng III có hạ tầng thuỷ lợi tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống đê bao bên trong còn thấp, rất dễ bị ngập úng khi có mưa lớn và nắng hạn lại thiếu nước.

Hiện nay, trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng 69 cống ở Tiểu vùng III Bắc Cà Mau và 13 trạm bơm. Tuy nhiên, trong số này chỉ mới có 5 trạm đưa vào sử dụng, còn 8 trạm đang thi công. Để thay đổi được giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như việc liên kết chuỗi trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm nông sản, tăng sức cạnh tranh và cả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, việc đầu tư hạ tầng thuỷ lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất là nhân tố quyết định, nhất là trong việc chủ động sản xuất giảm thiệt hại do thiên tai gây ra./.

Nguyễn Phú

Trữ nước ngọt sản xuất mùa hạn

Ngay từ đầu mùa khô, huyện Trần Văn Thời đã đóng tất cả các cống thuỷ lợi vùng ngọt hoá, giúp người dân vừa trữ nước ngọt nuôi cá, trồng màu, vừa phục vụ làm du lịch.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.