Hiện nay, do lượng mưa khá nên các địa phương đã khẩn trương làm đất chuẩn bị cho xuống giống vụ hè thu. Tính đến nay, toàn tỉnh xuống giống trên 25.700 ha, đạt 119% so với cùng kỳ và đạt 74,4% so với kế hoạch. Cơ cấu giống: OM 6162, OM 5451, OM 5495, OM 6976, OM 2517 và Hầm trâu. Hiện lúa trong giai đoạn mạ 25.439,5 ha, lúa trong giai đoạn đẻ nhánh 277 ha. Công tác chuẩn bị giống cho sản xuất vụ hè thu năm 2016 cơ bản Trung tâm Giống nông nghiệp, các đại lý và các địa phương chuẩn bị đủ giống cho sản xuất.
Hiện nay, do lượng mưa khá nên các địa phương đã khẩn trương làm đất chuẩn bị cho xuống giống vụ hè thu. Tính đến nay, toàn tỉnh xuống giống trên 25.700 ha, đạt 119% so với cùng kỳ và đạt 74,4% so với kế hoạch. Cơ cấu giống: OM 6162, OM 5451, OM 5495, OM 6976, OM 2517 và Hầm trâu. Hiện lúa trong giai đoạn mạ 25.439,5 ha, lúa trong giai đoạn đẻ nhánh 277 ha. Công tác chuẩn bị giống cho sản xuất vụ hè thu năm 2016 cơ bản Trung tâm Giống nông nghiệp, các đại lý và các địa phương chuẩn bị đủ giống cho sản xuất.
Thường thì vụ hè thu hằng năm, hiện tượng cây lúa bị ngộ độc phèn sau khi sạ xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân là do lượng mưa ít, nắng nóng và khô hạn kéo dài; đồng thời do không chủ động được nguồn nước tưới bổ sung (do sử dụng nước trời) nên làm cho các tầng đất chứa vật liệu sinh phèn dễ bị oxy hoá dẫn đến hiện tượng bị xì phèn.
Ngộ độc phèn không chỉ làm cho bộ rễ lúa bị hư, hạn chế khả năng hút chất dinh dưỡng mà còn làm cho cây lúa kém phát triển dẫn đến giảm năng suất và chất lượng hạt lúa. Khi bị ngộ độc phèn, cây lúa lùn và nở bụi kém, lá có màu hơi vàng, khi già thì xuất hiện đốm màu nâu.
Trong trường hợp nhiễm độc mạnh thì tất cả các lá trở nên nâu tím, những lá già sẽ bị rụi rất nhanh, cây lúa trở nên suy yếu và chết dần. Khi nhổ lên thì bà con nông dân có thể thấy bộ rễ có màu vàng nâu, quăn queo và không có rễ mới. Ngộ độc phèn thường xuất hiện ở những vùng sản xuất lúa liên tiếp và xuất hiện ngay từ đầu vụ (từ khi gieo sạ đến 30 ngày sau khi gieo sạ).
Ðể cây lúa khoẻ, phát triển tốt và tránh bị ngộ độc phèn, Trung tâm Khuyến nông Cà Mau khuyến cáo bà con nông dân khi làm đất, cần phải đánh rãnh xương cá trên ruộng để xả phèn; đồng thời làm mương xổ phèn xung quanh ruộng để ém phèn lúc xả nước; bón vôi và phân lân trước khi gieo sạ. Không để ruộng bị khô nước. Ðưa nước vào ruộng để rửa phèn và thay nước trước khi bón phân. Bón thêm phân có chứa hàm lượng canxi dễ tan và phun phân bón qua lá giúp cây lúa ra rễ mới hút được dinh dưỡng trong đất và tăng khả năng chống chịu với phèn gây hại.
Lưu ý: Khi cây lúa bị ngộ độc phèn thì không nên bón phân urê và phân NPK có hàm lượng đạm cao. Nên thay nước trên ruộng nhiều lần để rửa trôi phèn trên ruộng lúa. Ðồng thời bón vôi để cải tạo đất nhằm cung cấp canxi cho lúa và nên bón thêm phân lân để bộ rễ lúa phát triển lại./.
Ks. Trần Ngọc Lãm