ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 02:20:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ "chất" con tôm sú

Báo Cà Mau Ðể gia tăng giá trị con tôm sú ở địa phương, Hợp tác xã (HTX) Chế biến Thương mại - Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát (xã Hoà Mỹ) phát triển mặt hàng tôm sú đông lạnh không qua sơ chế đạt chứng nhận OCOP 3 sao và sẽ nâng hạng lên 4 sao, đủ điều kiện xuất khẩu.

Ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ có hơn 50 ha được chứng nhận vùng nuôi tôm hữu cơ. Ðây là vùng nuôi tôm không sử dụng kháng sinh và hoá chất, tạo ra sản phẩm tôm nuôi sạch, do HTX Chế biến Thương mại - Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát quản lý, khai thác và sử dụng. Từ năm 2020, HTX phát triển mặt hàng tôm sú đông lạnh không qua sơ chế, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tạo nên sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương.

Nếu như mặt hàng tôm qua sơ chế có ưu điểm gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí vận chuyển, có thể chế biến và sử dụng ngay sau khi rã đông, thì cũng có hạn chế là thịt tôm đã tiếp xúc trực tiếp với nước đá và ngấm sâu vào bên trong, làm giảm chất lượng; còn tôm sú nguyên con sẽ giữ được độ thơm ngon, dai giòn. Hiện HTX Chế biến Thương mại - Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát phát triển mặt hàng tôm sú nguyên con có trọng lượng từ 15-20 con/kg.

Tôm sú nguyên con được cho vào tủ cấp đông, sẵn sàng xuất bán cho người tiêu dùng.

Về quy trình, ngay sau khi xã viên thu hoạch tôm sú vùng nuôi hữu cơ, HTX tiến hành thu mua, phân cỡ, xếp tôm vào khay nhựa, đưa vào hệ thống tủ đông chuyên dùng và hạ nhiệt độ xuống âm 40oC, giúp tôm sú nhanh chóng đông lạnh lúc còn tươi sống. Ðể phù hợp với nhu cầu của đa số người tiêu dùng, sản phẩm được đóng hộp có trọng lượng 500 g.

So với mặt hàng tôm sú qua sơ chế bóc vỏ, người tiêu dùng sẽ bị hạn chế sự lựa chọn trong quá trình chế biến, thì với tôm sú đông lạnh nguyên con không qua sơ chế, người tiêu dùng có thể chế biến đa dạng nhiều cách theo sở thích như: luộc, nướng muối ớt, chiên giòn hoặc chế biến các món xào...

Ông Nguyễn Hoàng Ân, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Chế biến Thương mại - Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát, cho biết, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu thị trường TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Hà Nội. Khi có đơn đặt hàng, sản phẩm tôm sú đông lạnh sẽ được cho vào hộp chuyên dùng, đóng thùng vận chuyển bằng đường hàng không và có hệ thống giao hàng đến tận tay người tiêu dùng.

Sản phẩm OCOP 3 sao tôm sú đông lạnh giúp gia tăng giá trị con tôm sú địa phương và nâng cao đời sống xã viên, tăng doanh thu để HTX hoạt động hiệu quả hơn. Hiện HTX Chế biến Thương mại - Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát đang mở rộng vùng nuôi tôm sú hữu cơ từ 50 ha lên 100 ha trong năm 2024 và sẽ nâng dần diện tích qua các năm, nhằm đảm bảo nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu khi đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao./.

 

Việt Tiến

 

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.