ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-12-24 02:55:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ nghề truyền thống

Báo Cà Mau Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Theo những người làm nghề lờ, lọp, không ai biết nghề này được hình thành từ khi nào, chỉ biết đây là nghề cha truyền con nối. Thế hệ sau sinh ra và lớn lên đã được thế hệ trước trong gia đình như ông bà, cha mẹ hướng dẫn và truyền lại.

Ông Phạm Văn Ðây, đã ngoài 80 tuổi, ở Ấp 7, xã Khánh Bình Ðông, chia sẻ: "Theo tôi biết, nghề làm lờ, lọp ở đây có từ rất lâu rồi. Lúc đầu chỉ có vài nhà làm, thấy bán được, có thu nhập ổn định nên nhiều người làm theo. Có những lúc cả xóm đều làm. Nhưng lâu dần người ta cũng nghỉ bớt, giờ chỉ còn khoảng mười mấy hộ làm. Riêng tôi, nay đã lớn tuổi, không làm việc nặng được, thấy nghề này phù hợp nên vẫn duy trì. Nói chung, thu nhập từ nghề này cũng sống được và có niềm vui. Bây giờ mà nghỉ khoảng 3 ngày là cảm thấy buồn".

Mặc dù đã lớn tuổi nhưng ông Phạm Văn Ðây vẫn duy trì nghề làm lọp truyền thống.

Mặc dù đã lớn tuổi nhưng ông Phạm Văn Ðây vẫn duy trì nghề làm lọp truyền thống.

Cùng Ấp 7, xã Khánh Bình Ðông, ông Quách Văn Huối biết làm nghề lờ, lọp từ những năm mới giải phóng. Hiện tại, ông Huối đã 84 tuổi nhưng vẫn duy trì nghề này. Ông Huối chia sẻ: "Những năm trước đây, nhờ làm nghề lờ, lọp, nhiều người dân trong xóm này ổn định được cuộc sống. Hiện tại, mặc dù có nhiều người đã nghỉ, nhưng bản thân tôi vẫn còn làm lai rai, chớ làm nhiều như trước thì không nổi. Làm nghề này vừa kiếm thêm thu nhập, vừa truyền lại cho con cháu tiếp nối nghề truyền thống".

Hộ ông Lê Văn Ðông, Khóm 4, thị trấn Trần Văn Thời, là gia đình có 3 thế hệ làm nghề lọp. Mỗi năm, gia đình ông sản xuất và cung cấp cho thị trường hàng ngàn cái lọp lớn, nhỏ. Ông Ðông cho biết: "Nhà tôi làm lọp quanh năm, mùa khô thì làm trữ sẵn, đến mùa mưa sẽ có thương lái tìm đến thu mua, chở đi các huyện, các tỉnh khác để bán lại. Lúc trước chỉ làm lọp đặt cá thôi, bây giờ làm thêm lọp đặt cua để bán cho người dân vùng mặn. Tuỳ theo loại lọp và kích cỡ lớn, nhỏ sẽ có giá khác nhau, thường từ 70-300 ngàn đồng/cái. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm cũng còn lời được từ 100-120 triệu đồng, đủ lo chi phí cho gia đình. Còn làm ruộng là nguồn để tích luỹ".

Mỗi năm, gia đình ông Lê Văn Ðông làm khoảng 1 ngàn cái lọp lớn, nhỏ.

Mỗi năm, gia đình ông Lê Văn Ðông làm khoảng 1 ngàn cái lọp lớn, nhỏ.

So với các nghề khác, nghề làm lờ, lọp chủ yếu lấy công làm lời. Do không đòi hỏi tay nghề cao, người già và trẻ em đều có thể làm được nên nghề này tạo được việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Mặc dù những năm gần đây nhu cầu sử dụng lờ, lọp của người dân có giảm hơn so với trước, do nhiều địa phương đã chuyển dịch từ sản xuất lúa sang nuôi tôm, diện tích vùng ngọt ngày càng thu hẹp, nhưng một số hộ vẫn quyết tâm duy trì nghề truyền thống.

Nhằm giúp người dân duy trì và phát triển nghề truyền thống này, thời gian qua, các ngành liên quan và chính quyền địa phương có nhiều biện pháp hỗ trợ những người làm nghề, như thành lập các tổ hợp tác sản xuất để người dân có điều kiện liên kết, trao đổi kinh nghiệm hoặc tạo đầu ra cho sản phẩm./.

 

Anh Quốc

 

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Quyết tâm sẽ thành công

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Phấn đấu có ít nhất 50% hợp tác xã hoạt động hiệu quả

Ngày 29/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau (Cụm trưởng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã (HTX) Cụm thi đua Tây Nam Sông Hậu.

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Nghiệm thu đề án về “hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu”

Ngày 28/11, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu” tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK Noni, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.