ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:13:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nắng ấm làng nghề

Báo Cà Mau Cà Mau là địa phương đặc thù vùng sông nước với trên 80 cửa sông, rạch nối liền từ nội địa thông ra biển. Cũng từ đây, hình thành những làng nghề đặc trưng, gắn với nghề biển. Những ngày cuối năm, không khí lao động ở các làng nghề ven biển trong tỉnh trở nên nhộn nhịp và khẩn trương hơn. Ðây là thời điểm lý tưởng để bà con tăng quy mô sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập vui xuân, đón Tết.

Tờ mờ sáng, tại làng nghề làm khô thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, mọi người đã bắt đầu các công đoạn làm cá, xẻ và ướp cá để kịp đón nắng sớm, cho ra lò những sản phẩm chất lượng.

Mùa vui ở làng nghề khô cá khoai Cái Ðôi Vàm. (Trong ảnh: Gia đình anh Nguyễn Trường Giang có 2 đời làm khô cá khoai).

Anh Nguyễn Trường Giang, Khóm 6, thị trấn Cái Ðôi Vàm, cho biết: "Ngày thường bà con vẫn làm khô, nhưng đến mùa Tết thì không khí nhộn nhịp hơn hẳn. Riêng gia đình tôi, làm khô cá khoai có truyền thống từ ông bà đã trên 30 năm. Mùa cá khô thường bắt đầu từ đầu tháng 11 âm lịch năm này đến tháng 3 âm lịch năm sau. Ðây cũng là khoảng thời gian gia đình tôi và hàng trăm hộ kinh doanh, người lao động địa phương có nguồn thu nhập khá, vui xuân đón Tết”.

Tại đô thị động lực Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, trước thềm năm mới, người dân vỡ oà niềm vui khi công trình cầu qua sông Ông Ðốc hoàn thành. Cũng từ đây, các làng nghề, hậu cần nghề biển sẽ thuận tiện, phát triển hơn. Ngư trường rộng lớn, “trời phú” cho nguồn lợi từ biển, hơn 1 ngàn phương tiện khai thác thuỷ sản nơi đây cung cấp lượng nguyên liệu dồi dào để bà con phát triển nghề làm khô. Cùng với đó là nhiều nghề đặc trưng khác như: vá lưới, đóng tàu..., tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.

Tổ vá lưới Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương, với thu nhập bình quân 200 ngàn đồng/người/ngày.

Chị Võ Bé Thuý, Tổ trưởng Tổ Phụ nữ vá lưới Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, phấn khởi thông tin, các làng nghề làm khô, vá lưới, đóng tàu... đã tạo việc làm cho nhiều gia đình hội viên phụ nữ, lao động nhàn rỗi tại địa phương, với thu nhập từ 200-500 ngàn đồng/ngày.

Những ngày cận Tết, không khí tại làng nghề làm khô thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp để kịp đơn hàng cho khách.

Về các làng nghề ven biển những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận được niềm vui dâng lên trên từng ánh mắt. Tất cả đều khẩn trương cho công việc, với mong muốn có thêm nguồn thu nhập khá hơn để cùng gia đình đón một mùa xuân tròn đầy, no ấm.

Những giàn khô cá lù đù bông mai đẹp mắt, sẵn sàng phục vụ khách dịp Tết của gia đình chị Lê Thị Hiền, hội viên phụ nữ ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển.

 

Nghề làm bánh phồng tôm của gia đình chị Mai Thị An (giữa), Khóm 3, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển duy trì trên 10 năm qua, dịp Tết số lượng tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường.

 

Loan Phương

 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024

Ngày 25/10/2024, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất thực phẩm” tại Cơ sở Sản xuất, mua bán chuối và dịch vụ quảng cáo Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Agribank kết nối ngân hàng với doanh nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo sự chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chiều 25/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình kết nối với 11 doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần có kế hoạch cụ thể để "chạy nước rút"

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. Dù đã triển khai nhiều giải pháp, thậm chí UBND tỉnh đã có văn bản phê bình, song tiến độ giải ngân đến hết quý III vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.