ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 19:18:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Báo Cà Mau Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Thực trạng này khiến lợi nhuận ngày càng bị thu hẹp, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ nếu gặp thời tiết bất lợi hoặc thị trường biến động.

Vụ lúa hè thu đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, thời điểm mang tính quyết định đến năng suất cả vụ. Thế nhưng, điều khiến bà con lo lắng nhất hiện nay không chỉ là sâu bệnh hay diễn biến thời tiết, mà chính là giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, gây áp lực lớn đến chi phí đầu tư.

Giá vật tư tăng, nông dân khó giữ lợi nhuận

Tại Hợp tác xã (HTX) Đồng Tâm, xã Châu Thới, hơn 210 ha lúa hè thu đang sinh trưởng đồng đều nhờ xuống giống tập trung và ít sâu bệnh. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Văn Ngan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX, chi phí đầu vào tăng mạnh đang là trở ngại lớn. Cụ thể, giá nhiều loại phân bón thiết yếu như NPK, Kali đã tăng từ 50-100 ngàn đồng/bao so với đầu vụ; thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng 10-20% so với vụ trước.


Thị trường lúa gạo bấp bênh, trong khi giá vật tư không ngừng leo thang. HTX mong muốn các cấp sớm có giải pháp bình ổn, hài hoà lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất được duy trì ổn định, bền vững”, ông Trịnh Văn Ngan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX, đề xuất.


Nông dân bón phân, chăm sóc lúa. Ảnh: ANH TUẤN

Ông Võ Minh Tiến, nông dân xã Châu Thới, đang canh tác 2 ha lúa giống OM18, cho biết thời tiết đầu vụ khá thuận lợi, sâu bệnh ít, lúa sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, giá vật tư tăng cao đã khiến chi phí sản xuất đội lên đáng kể. Trong khi đó, giá lúa đầu ra lại bấp bênh, khiến ông và nhiều nông hộ không khỏi lo lắng.

“Hiện giá lúa tươi chỉ khoảng 6.000-6.200 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí thì gần như không còn lãi. Trong khi đó, phân bón, thuốc sâu đều tăng mạnh. Nông dân mong Nhà nước sớm có chính sách bình ổn giá, để bà con yên tâm gắn bó với đồng ruộng”, ông Tiến chia sẻ.

Theo ghi nhận, chi phí sản xuất mỗi công lúa hiện từ 3-3,5 triệu đồng, trong đó riêng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã chiếm hơn 60%. Khi giá vật tư tăng, tổng chi phí đầu tư cũng tăng theo, khiến lợi nhuận ngày càng giảm. Đáng lo hơn, chất lượng vật tư trên thị trường thiếu kiểm soát, hàng giả, hàng nhái vẫn tràn lan, khiến nhiều hộ dù đầu tư lớn nhưng lúa sinh trưởng kém, sâu bệnh không kiểm soát được, dẫn đến thất thu.

Ngành chức năng kiểm tra chất lượng phân bón. Ảnh: ANH TUẤN

Tăng liên kết chuỗi, siết chặt quản lý vật tư

Trong tình cảnh người nông dân đang chật vật trong vòng xoáy bão giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao; giá lúa không ổn định; thời tiết cực đoan ngày càng khó dự báo; cùng với đó là nỗi lo thường trực về hàng giả, hàng kém chất lượng và dịch bệnh trên cây trồng. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn trực tiếp tác động đến tâm lý và thu nhập của người sản xuất.

Vì vậy, mong mỏi lớn nhất hiện nay của bà con nông dân là thị trường tiêu thụ lúa gạo ổn định và vật tư đầu vào được kiểm soát cả về giá lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị cũng là một giải pháp được kỳ vọng sẽ góp phần ổn định sản xuất.

Ngành chức năng kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: ANH TUẤN

Khi có sự liên kết chặt chẽ, người nông dân sẽ được tiếp cận nguồn vật tư đảm bảo chất lượng với mức giá ưu đãi, đồng thời được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, ngành chức năng, cần tăng cường các chương trình tập huấn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn sử dụng vật tư hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng lúa./.

Huyền Trang

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.