ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 03:55:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông dân 4.0

Báo Cà Mau Mạng Internet đang là công cụ đắc lực của nông dân trong sản xuất cũng như phát triển bán hàng. Những nông dân 4.0 không chỉ sản xuất hàng hoá mà còn là người bán hàng giỏi, chủ động hơn trong nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả, hạn chế thấp nhất tình trạng bị thương lái ép giá.

Anh Nguyễn Văn Phụng, ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết: “Nông dân đã thay đổi cách thức lẫn tư duy trồng trọt, canh tác cũ, thay vào đó là ứng dụng khoa học - công nghệ. Mỗi nông dân ở đây đều có điện thoại di động để vào phần mềm Nông nghiệp Cà Mau xem lịch thời vụ, tình hình thời tiết..., từ đó chủ động canh tác, trồng trọt. Vài năm qua, khâu tưới tiêu cũng hiện đại khi hệ thống được điều khiển bằng điện thoại thông minh”.

"Canh tác bây giờ không phải chỉ theo kinh nghiệm, tôi và các nông dân khác cũng phải đi học các lớp được xã, thành phố, tỉnh tổ chức để có thêm kiến thức chăm sóc lúa, hoa màu. Mỗi năm, tôi cũng cập nhật và thông qua phần mềm Nông nghiệp Cà Mau để biết trồng giống lúa nào là tốt và có đầu ra, cũng như về kỹ thuật bón phân, các công nghệ tiên tiến...”, anh Trần Thanh Tòng, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, chia sẻ.

Không chỉ biết cách ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, nông dân còn biết tự quảng bá và tạo ra kênh bán hàng riêng cho sản phẩm của mình. Nắm bắt được thị hiếu muốn dùng thực phẩm sạch cũng như xu thế tiêu thụ nông sản thông qua các nền tảng video trên sàn thương mại điện tử của TikTok, các nông hộ nhanh chóng áp dụng và thành công với mô hình kinh doanh.

Các sản phẩm được gắn tem và quay chụp cẩn trọng để làm clip quảng cáo sản phẩm, nhằm bán hàng hiệu quả trên TikTok, chợ nông sản Online...

Các sản phẩm được gắn tem và quay chụp cẩn trọng để làm clip quảng cáo sản phẩm, nhằm bán hàng hiệu quả trên TikTok, chợ nông sản Online...

Theo số liệu thống kê mới nhất của nhà phát hành TikTok, người dùng mạng xã hội này từ 12-40 tuổi và đang có xu hướng mở rộng độ tuổi, nên sức mua của nhóm đối tượng này rất tiềm năng. Do đó, với xu hướng tiêu dùng nông sản kết hợp giải trí mới mẻ đã mang lại nhiều hướng phát triển cho nông dân. Nhiều loại nông sản của Cà Mau như gạo ST21, cua Năm Căn, ba khía Ðầm Dơi... đã lên sàn TikTok, do chính nông dân tự làm clip và quay hình.

Anh Lê Văn Sơn, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, cho biết: “Ban đầu thấy mấy đứa con quay rồi đăng trên TikTok cũng vui vui, sau đó, tôi tìm hiểu thử và thấy có nhiều người bán được nông sản trên đây. Các con cũng khuyến khích tôi làm thử, biết đâu bán đắt hàng, vậy là tôi tập tành làm, có các con phụ nên không quá cực. Ngoài bỏ hàng cho các mối lớn, tôi bán cũng được khá nhiều nhờ người xem thích và đặt mua. Các clip của tôi, ngoài quay cảnh nuôi cua, còn có cả nấu các món ăn về cua theo kiểu "cây nhà lá vườn", có gì làm nấy, nhưng được khen là nhìn ngon và cũng nhiều người làm thử. Giờ bán lai rai trên đây cũng có thu nhập chút đỉnh nên vợ tôi khuyên làm nhiều clip hơn. Lúc đầu tiếp cận công nghệ cũng khó, nhưng từ từ quen tay thì làm khá ổn”.

Anh Lý Văn Thanh, ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Nông dân biết công nghệ, nhất là có chơi TikTok thì có thêm kênh bán hàng. Ðợt Tết vừa rồi, tôi và nhiều anh em cũng nhờ đó mà bán hết dưa hấu nhanh hơn. Chúng tôi quay lại hình ảnh chợ Tết ở nơi bày bán, tem chất lượng sản phẩm để người mua tìm hiểu bón phân gì, trồng ra sao... và quay luôn dưa hấu xẻ ra chất lượng như thế nào... Người ta coi thấy vui và ghé mua nhiều lắm”.

Ngoài nền tảng TikTok, các chợ nông sản Online trên Facebook, Zalo cũng phát triển mạnh. Nhờ sự hỗ trợ của hội nông dân, phụ nữ... nông dân chung tay đưa các mặt hàng thực phẩm sạch bán trên trang để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Có những nhà hàng, quán ăn lớn đã trở thành mối quen của các chợ Online này.

Chị Lý Thu Ngưng, ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Rau sạch được tôi và các chị em đăng lên "Chợ sạch" ở Zalo, Facebook, bán rất chạy. Có những nhà hàng, quán ăn ở thị trấn và cả ở TP Cà Mau cũng đặt mối vì người ta nắm được nguồn gốc, xuất xứ nên yên tâm hơn. Cái khó hiện tại là phải dành thời gian trả lời câu hỏi của khách, người ta yêu cầu quay thêm hay chụp thêm gì thì mình đáp ứng để họ yên tâm chọn mua”.

Với chiếc điện thoại thông minh, người nông dân hiện tại đã có thể tự làm clip tự tạo kênh tiktok để bán hàng và giới thiệu sản phẩm của chính mình làm ra.

Với chiếc điện thoại thông minh, người nông dân hiện tại đã có thể tự làm clip tự tạo kênh tiktok để bán hàng và giới thiệu sản phẩm của chính mình làm ra.

Theo Hội Nông dân tỉnh, tỷ lệ nông dân sử dụng điện thoại di động và máy tính hiện khá cao, sóng di động đã phủ 100% để họ có thể kết nối Internet phục vụ phát triển kinh tế. Ðồng thời, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân lẫn hợp tác xã ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, với mục tiêu từng bước tổ chức lại sản xuất, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: “Việc phát triển khoa học - công nghệ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp Cà Mau, giúp tăng hiệu quả sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Tỉnh đang xây dựng một số cơ chế, chính sách về hỗ trợ vốn, tiếp cận tín dụng, công nghệ, thị trường, nhằm khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ các đối tượng sản xuất trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất...”.

Trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nỗ lực chuyển đổi số của nông dân trong sản xuất lẫn chủ động bán hàng, hứa hẹn sẽ có nhiều loại nông sản được quảng bá và tiêu thụ nhiều hơn. Không ai hiểu sản phẩm bằng những người sản xuất và giá trị được truyền tải qua các clip sống động, chân thật sẽ tạo ra niềm tin, uy tín với người tiêu dùng./.

 

Lam Khánh

 

Trữ nước ngọt sản xuất mùa hạn

Ngay từ đầu mùa khô, huyện Trần Văn Thời đã đóng tất cả các cống thuỷ lợi vùng ngọt hoá, giúp người dân vừa trữ nước ngọt nuôi cá, trồng màu, vừa phục vụ làm du lịch.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.