ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 13:31:39

Hiểm hoạ ngầm tại cửa biển Sông Ðốc

Báo Cà Mau Sông Ðốc là một trong những cửa biển lớn của tỉnh Cà Mau, với hơn 60.000 dân sinh sống, người dân nơi đây chủ yếu là khai thác thuỷ hải sản. Phương tiện đi lại của họ hằng ngày đều phải dựa vào đò dọc, phà khách ngang sông.

Sông Ðốc là một trong những cửa biển lớn của tỉnh Cà Mau, với hơn 60.000 dân sinh sống, người dân nơi đây chủ yếu là khai thác thuỷ hải sản. Phương tiện đi lại của họ hằng ngày đều phải dựa vào đò dọc, phà khách ngang sông. Trong khi đó, việc trang bị các loại phao cứu sinh lại rất hạn chế, không những các chủ phương tiện không chú trọng mà ngay cả những người dân tham gia trên các phương tiện này hằng ngày cũng tỏ ra khá chủ quan. Từ đó, ẩn chứa nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, nhất là vào mùa mưa bão.

Hằng tháng, vào khoảng ngày 10-20 âm lịch, tất cả tàu, ghe đánh bắt thuỷ sản sẽ vào bờ. Ðây cũng là lúc Sông Ðốc tấp nập người lưu thông giữa hai bờ, các loại đò dọc, phà khách ngang sông có cơ hội hoạt động liên tục, làm gia tăng sự mất trật tự an toàn giao thông.

Theo chính quyền địa phương, đa số các bến đò dọc tập trung ở những khóm trọng điểm như: Khóm 1, Khóm 4, Khóm 7 và tất cả đều có điểm chung là rất ít đò dọc được trang bị các loại phao cứu sinh. Ðáng chú ý, qua công tác kiểm tra, hầu hết các chủ phương tiện đò dọc đều chưa qua đào tạo chứng chỉ chuyên môn, phương tiện lại chưa đăng ký, đăng kiểm. Ðiển hình như ông Tạ Văn Ly, ngụ Khóm 6, thị trấn Sông Ðốc, dù đã có thâm niên hành nghề chạy đò dọc trên 10 năm, nhưng phương tiện của ông trong nhiều năm không hề trang bị phao cứu sinh cho khách. Ông Ly nói: “Biết là chạy đò mà không có áo phao bảo hiểm cho dân là vi phạm, nếu mai mốt có gì xảy ra là mình phải chịu trách nhiệm”. 

Song song với những chiếc đò dọc là các phà khách ngang sông, tại thị trấn Sông Ðốc có 4 bến phà khách với hàng chục hành khách qua lại mỗi lượt, trong đó có cả phương tiện xe máy. Thế nhưng, mỗi chiếc phà ấy chỉ trang bị vài cái phao tròn cùng đôi ba cái áo phao đã cũ kỹ, điều đáng nói ở đây là trên những chuyến phà có cả người già và trẻ nhỏ. Theo người dân nơi đây cho rằng, họ đã sống trong môi trường sông nước từ lúc nhỏ thì việc biết bơi để tự cứu mình là chuyện bình thường nên đôi khi việc trang bị áo phao, hay bất cứ dụng cụ cứu hộ nào khi qua sông đối với họ là không cần thiết lắm.

Anh Huỳnh Lâm, Khóm 4, thị trấn Sông Ðốc, chia sẻ: “Hồi đó đến giờ có thấy trang bị trên phà nhưng chưa ai mặc lần nào hết. Nói chung mình sống vùng sông nước thì cũng biết lội cho nên thấy cũng an tâm. Thường thường thấy mấy người vùng trên xuống người ta nhát, còn mình đi thường nên thấy cũng bình thường”.

Từ thực trạng đó, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện cùng với Công an thị trấn kết hợp chính quyền địa phương không ngừng tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, hạn chế mức thấp nhất những tình huống đáng tiếc xảy ra. Tham mưu cho các cấp, các ngành chức năng tạo điều kiện cho các chủ phương tiện đang hoạt động tại cửa biển Sông Ðốc tham gia đăng ký, đăng kiểm, học chứng chỉ chuyên môn.

Trung tá Kiều Minh Ðược, Phó Trưởng Công an huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Thời gian tới sẽ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không bằng cấp, chứng chỉ, không trang bị áo phao, đi đêm không đèn. Ðối với các bến phà không đảm bảo các thủ tục, chúng tôi cương quyết với chính quyền địa phương đình chỉ không cho hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dân”./.

Xuân Thảo

Họp chợ trái phép vẫn tái diễn

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới dành cho người đi bộ vẫn tái diễn, dù lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt.

Nâng cao ý thức an toàn giao thông

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt pháp luật về an toàn giao thông gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, qua đó, ý thức người dân tham gia giao thông có bước chuyển biến tích cực.

Chuyển biến tích cực nhờ kiểm tra nồng độ cồn

Thời gian qua, số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn TP Cà Mau giảm hơn so với trước rất nhiều. Bên cạnh công tác xử lý, việc tuyên truyền được đẩy mạnh, từ đó hình thành thói quen trong người dân "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Xem xét xử lý trách nhiệm vụ xe vượt tải qua cầu gây hư hại

Liên quan vụ việc xe tải trọng 31 tấn qua cầu 3,5 tấn dẫn đến hư hại công trình, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện xem xét trách nhiệm Phó trưởng công Công an huyện kiêm Phó trưởng ban Thường trực Ban ATGT huyện, do trong kiểm tra, chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý đối với xe quá tải trọng chưa chặt chẽ, để xảy ra vụ việc nêu trên.

Nguy cơ mất an toàn giao thông tuyến cửa ngõ

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm TP Cà Mau, đường Lý Thường Kiệt có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất cao. Ðặc biệt, trên tuyến này còn có bến xe, nhiều kho bãi hàng hoá, bệnh viện... nên tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, thông tin: "Tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ ít xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì hậu quả rất nặng nề. Vì thế, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa của người dân và người điều khiển phương tiện đường thuỷ được coi là hết sức cần thiết".

Thượng tôn pháp luật về an toàn giao thông

Trước thực trạng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là học sinh, sinh viên, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: "Tới đây, huyện sẽ triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) do lỗi chủ quan, nâng cao ý thức người tham gia giao thông nói chung, học sinh và sinh viên nói riêng".

Nhiều giải pháp làm giảm tai nạn

Thời gian qua, ở huyện U Minh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, không chỉ mất mát mà còn gây thương tật nặng nề cho những người gặp nạn. Trước thực trạng trên, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm làm dừng, làm giảm TNGT.

Sẵn sàng giải phóng xe ùn ứ kiểm định

Theo nhận định của ngành chuyên môn, từ đây đến cuối năm là thời điểm các phương tiện được tự động giãn chu kỳ kiểm định sẽ hết thời hạn và bắt đầu quay lại kiểm định. Vì vậy, khả năng ùn ứ tại các trung tâm đăng kiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thế nên, việc chuẩn bị các phương án giải phóng đang được ngành chuyên môn triển khai thực hiện.

Phối hợp chặt chẽ nhà trường - gia đình - xã hội bảo đảm ATGT đối với học sinh

Chiều 2/11, Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về bảo đảm an toàn giao thông đối với học sinh.