ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:40:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiểu để phòng bệnh giun sán cho trẻ

Báo Cà Mau Bị nhiễm giun sán là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, gây nên nhiều vấn đề sức khoẻ như thiếu máu, suy dinh dưỡng... Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm phòng bệnh cho con.

Tình trạng nhiễm giun sán ở trẻ em thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm có thể rất cao, có nơi lên đến 90%. Có thể gặp những trường hợp trẻ cùng bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, như giun đũa, giun móc, giun kim... Nhiễm ký sinh trùng đường ruột ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và phát triển của trẻ. Bệnh tật gây ra do nhiễm ký sinh trùng đường ruột rất đa dạng như: viêm ruột non, tiêu đàm máu, tắc ruột, áp xe gan... bệnh thường sẽ điều trị tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tỷ lệ nhiễm giun sán thường cao ở trẻ em do vấn đề vệ sinh kém trong ăn uống, môi trường, vệ sinh thân thể. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi từ 2-12 thường rất dễ mắc bệnh giun sán. Con đường lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng và đường ăn uống, ăn các thức ăn không được nấu chín sẽ dễ bị nhiễm các loại như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán... còn giun móc, giun lươn thì con đường lây nhiễm chủ yếu là qua da.

Phụ huynh đưa con đến khám bệnh giun sán khá nhiều. (Ảnh minh hoạ)

Biểu hiện của bệnh nhiễm giun sán thì tuỳ theo từng loại giun, nhưng có một số biểu hiện chung có thể gặp là tình trạng mệt mỏi, xanh xao..., da trẻ còn có thể nổi mề đay, ngứa và phát ban. Bệnh còn thể hiện ở mặt tiêu hoá của trẻ như: biếng ăn, buồn nôn, đau bụng vùng quanh rốn, tiêu chảy, có khi tiêu phân mỡ... Ngoài ra, trẻ cũng hay nghiến răng, do trong quá trình di chuyển trong cơ thể, ký sinh trùng sẽ thải ra các chất độc, chất độc này ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh, gây ra hiện tượng nghiến răng. Bên cạnh đó, bệnh nhiễm giun cũng có một số triệu chứng riêng, như nhiễm giun kim trẻ sẽ ngứa hậu môn, trẻ gãi sẽ làm trầy xước vùng hậu môn, khám thấy hậu môn xung huyết do giun kim cắn.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, việc tẩy giun cho trẻ cần định kỳ 2 lần/năm, trừ các trường hợp có sự chỉ định từ bác sĩ. Nên tẩy giun khi trẻ đã đủ 2 tuổi trở lên, nếu trẻ dưới 2 tuổi nhiễm giun nên đi khám và làm xét nghiệm, cũng như hỏi ý kiến bác sĩ, trước khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ.

Các bé đều được kiểm tra cân nặng, chiều cao.... trước khi thăm khám giun, sán.

Tuy nhiên, tẩy giun cho trẻ đúng cách là việc mà nhiều cha mẹ vẫn thường rất chủ quan, không quan tâm nhiều đến các lưu ý khi lựa chọn mua thuốc tẩy giun cho trẻ, thậm chí một số trường hợp cha mẹ còn tự ý đi mua thuốc tại các tiệm thuốc tây, mà không biết mỗi loại thuốc sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau. Ðiều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.


Bác sĩ CKI Lê Thị Minh Thư, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết, tuỳ thuộc vào loại giun sán sẽ có phác đồ điều trị riêng. Nguyên tắc điều trị là lựa chọn thuốc đặc trị cho từng loại giun, đúng liều lượng và đủ thời gian.

"Ðể phòng ngừa bệnh giun sán cho trẻ, cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; cho trẻ ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; cho trẻ đi tiêu đúng hố xí hợp vệ sinh; vệ sinh thân thể, thường xuyên giặt mùng, mền, chiếu, gối; rửa đồ chơi cho trẻ thường xuyên; sổ giun định kỳ cho trẻ mỗi 6 tháng/lần, không cho trẻ đi chân đất, nhất là những vùng có trồng hoa màu, cây ăn trái”, Bác sĩ Thư khuyến cáo.


 

Lam Khánh - Khánh Huỳnh

 

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.