ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 03:13:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hội quán Nam bộ - Tiếng nói chung của nông dân

Báo Cà Mau (CMO) Ðược thành lập vào cuối năm 2020, Hội quán Nam Bộ (Hội quán), tại ấp Hưng Thành, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, thật sự trở thành ngôi nhà chung để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, giải toả những vướng mắc, tìm kiếm cơ hội phát triển cho nông sản Cà Mau.

Hiện tại, Hội quán có 33 thành viên. Hội quán là mô hình mở, linh hoạt hướng đến sự thay đổi của người dân, hình thành niềm tin cho nông dân thông qua việc phát huy dân chủ, tạo động lực để người dân tự bàn, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm, tự lo cho chính mình và hợp tác để cùng phát triển.

Ðể phát huy vai trò dân chủ của các thành viên trong hội quán, định kỳ hàng tháng Ban Chủ nhiệm cùng các thành viên tổ chức sinh hoạt với nhiều chủ đề, từ chuyện kinh tế thị trường; pháp luật; trao đổi những kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt; khoa học - kỹ thuật; kinh nghiệm sản xuất và các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội; các giải pháp liên quan đến phát triển trên lĩnh vực nuôi thuỷ sản: phương pháp cải tạo vùng nuôi, chăm sóc tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm siêu thâm canh, vấn đề hạn chế ô nhiễm môi trường, các chính sách, chủ trương có liên quan đến việc nuôi thuỷ sản...

Hội quán thu hút sự quan tâm của nông dân để chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất.

“Mỗi lần sinh hoạt định kỳ, Ban Chủ nhiệm mong muốn lắng nghe những chia sẻ của bà con nông dân, vì họ là những người trực tiếp nuôi con tôm và trồng cây lúa. Thông qua đó, đại diện lãnh đạo xã, các ngành chuyên môn sẽ tiếp thu ý kiến, đề xuất, sàng lọc thông tin để kiến nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Hội quán là nơi tập hợp, lắng nghe, chia sẻ của nông dân để quảng bá nông sản Cà Mau đi khắp mọi nơi”, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ nhiệm Hội quán, chia sẻ.

Thiết thực nhất khi nông dân mạnh dạn tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển cho chính gia đình mình, cho cộng đồng và những chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, tiếp cận dễ dàng với chính quyền địa phương để đề xuất, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc. Hiệu quả nhất khi những ý kiến sẽ được giải đáp kịp thời, nhanh chóng, phù hợp cho từng đối tượng sản xuất, mang lại tính nhất quán cho Hội quán.

 Nhiều vấn đề được chia sẻ để tìm hướng mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Ông Võ Anh Nghiêm, ấp Rạch Mũi, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, cho biết: “Năm nay gia đình tôi chọn giống 0M18 canh tác, chưa biết năng suất ra sao nhưng thấy ngon cơm. Là người trực tiếp sản xuất mô hình lúa - tôm, tôi có ý kiến, tháng 7 âm lịch đóng bớt cống, chừa lại một vài cống trọng điểm. Tháng 8 âm lịch tiến hành sạ thì cây lúa phát triển tốt".

“Từng ý kiến của nông dân luôn được chúng tôi ghi nhận để tạo thuận lợi nhất khi sản xuất trong năm. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục họp củng cố thành viên và tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, lợi ích tham gia Hội quán, phấn đấu vận động nhiều nông dân tham gia. Ðặc biệt, hội quán đang cần sự giúp đỡ từ các ngành chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã để hỗ trợ nông dân sản xuất hiệu quả”, ông Hải chia sẻ.

Ông Nguyễn Chí Thuần, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Hội quán là nơi sinh hoạt rất ý nghĩ và thiết thực. Do vậy, Ban Chủ nhiệm cũng như chính quyền địa phương, nông dân cần duy trì phát triển. Liên minh Hợp tác xã Cà Mau sẽ đồng hành, hỗ trợ hết sức để Hội quán có những buổi sinh hoạt đạt kết quả tốt nhất. Mong rằng thời gian tới, Hội quán khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục là nơi đáng tin cậy để nông dân chia sẻ tâm tư, nguyện vọng trong quá trình sản xuất"./.

 

Hằng My

 

Tín hiệu tích cực từ xác thực sinh trắc học

Ðã hơn 2 tháng kể từ ngày thực hiện quy định xác thực sinh trắc học khuôn mặt khi thực hiện giao dịch tài khoản trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng, đến nay, đã có hàng triệu khách hàng thực hiện xong sinh trắc học, góp phần bảo vệ, bảo mật tài khoản khi thanh toán trực tuyến, trong bối cảnh lừa đảo không gian mạng ngày càng gia tăng.

Rà soát tổng thể quy hoạch vùng ngọt hoá Trần Văn Thời

Cần có đánh giá rà soát tổng thể lại vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và cả vùng Bắc Cà Mau một cách cụ thể, chi tiết và khoa học, nhất là số liệu về thổ nhưỡng, đất đai, cao độ của địa hình (gò, trũng), đặc điểm canh tác từng khu vực cho toàn vùng, thực trạng đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đề xuất những nhu cầu mới để đáp ứng sản xuất trước biến đổi khí hậu.

Bùng nổ xu hướng “nhúng” dịch vụ ngân hàng

Hiện nay, ngân hàng không còn là dịch vụ tách rời mà trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hằng ngày thông qua xu hướng “nhúng” dịch vụ ngân hàng. Khái niệm “nhúng” dịch vụ ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến, mang đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm liền mạch và tiện lợi hơn bao giờ hết. Xu hướng này đang thay đổi cách các doanh nghiệp và khách hàng tương tác với nhau, mở ra một kỷ nguyên mới của tài chính số.

Vươn lên từ nghề đũa đước

Những năm gần đây, với phong trào thi đua lập thân, lập nghiệp, tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, đã xuất hiện nhiều tấm gương dám nghĩ, dám làm, luôn cần cù trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Anh Lê Trường Ðại, ấp Xẻo Mắm, là một điển hình.

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Để những chuyến vươn khơi an toàn

Vươn khơi an toàn, hiệu quả để phát triển kinh tế, góp phần giữ gìn biển đảo quê hương là mục tiêu và nhiệm vụ thiêng liêng của ngư dân huyện Ngọc Hiển. Ý thức rõ điều này, từng ngư dân luôn chủ động trang bị thiết bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn lao động cho bản thân khi hành nghề.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Ðồng hành giúp thanh niên khởi nghiệp

Thời gian qua, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được quan tâm. Các chương trình hỗ trợ triển khai ở nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau xác định hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.