ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:11:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc” - Bài 4: Không thể chần chừ

Báo Cà Mau Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Từ năm 2024, Cà Mau tuyên bố nói không với hình thức khai thác thuỷ sản theo kiểu tận diệt, huỷ diệt”. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 26/2/2024, về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính chất huỷ diệt trên địa bàn tỉnh. Ðó cũng là khởi đầu cho những nhận thức mới, hành động quyết liệt và giải pháp hữu hiệu để Cà Mau gìn giữ, bảo vệ, khôi phục và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

Thống nhất ý chí và hành động

Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 15/11/2023 (Chỉ thị 10) của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác thuỷ sản có tính chất huỷ diệt trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho thấy quyết tâm chính trị lớn để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của địa phương, coi đây là công việc hệ trọng, cấp bách.

“Bảo vệ, khôi phục và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản cần được quán triệt sâu sắc, tạo nên sự chuyển biến đồng bộ, toàn diện trong toàn hệ thống chính trị, toàn dân, coi đây là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mỗi người”, đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh.

Các lực lượng: Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, tuần tra, kiểm tra hoạt động khai thác trên vùng biển Tây Nam Cà Mau. Ảnh: Thanh Minh

Huyện U Minh là một trong những địa phương sớm triển khai tinh thần của Chỉ thị 10 bằng những giải pháp, hành động cụ thể. Ông Huỳnh Minh Nguyên, Chủ tịch UBND huyện U Minh, thông tin: “Ngay từ cuối năm 2023, huyện đã phát động giao nộp các thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trong toàn địa phương, lấy đơn vị xã Khánh Thuận làm điểm chỉ đạo. Không chỉ tăng cường tuyên truyền, vận động, huyện U Minh quyết liệt nắm địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định".

Nghị quyết bảo vệ cá đồng của xã Khánh Thuận là nghị quyết đầu tiên cấp xã ở U Minh và của cả tỉnh Cà Mau, nhằm cụ thể hoá quyết tâm bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản. Ông Hồ Tương Lai, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, cho biết: “Nghị quyết bảo vệ cá đồng đã được ban hành 2 năm nay, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân. Cao điểm phát động giao nộp các ngư cụ khai thác huỷ diệt, trái phép, toàn xã đã có hàng trăm hộ dân hưởng ứng, tự giác giao nộp. Cũng từ ý thức người dân, nhiều vụ việc vi phạm đã được phát hiện, xử lý”.

Tại huyện Ngọc Hiển, Ðảng bộ huyện đã ban hành 2 chỉ thị liên quan đến hoạt động khai thác thuỷ sản trên địa bàn huyện. “Ðặc biệt, Chỉ thị số 12-CT/HU, ngày 27/11/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với hoạt động khai thác thuỷ sản đã khẳng định quyết tâm của địa phương, nhất là nói không với các hình thức khai thác hải sản theo kiểu tận diệt, huỷ diệt. Công việc này cần sự đồng lòng, chung sức, với quyết tâm đủ lớn, giải pháp hiệu quả, hành động thiết thực của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân”, ông Phạm Chí Hải, Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển, khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Ðấu, ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển tiếc nhớ thời “rừng vàng, biển bạc” nay đã không còn nữa.

Các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau cũng đồng loạt phát động cao điểm để hướng đến việc bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản, mà điểm mấu chốt chính là ngăn chặn, phát hiện và xử lý triệt để các vi phạm khai thác có tính chất huỷ diệt, tận diệt.

Giải quyết vấn đề từ gốc

Ông Ðỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cà Mau, cho biết: “Nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đơn vị đã tham mưu Sở NN&PTNT xây dựng Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020. Gốc của vấn đề là giải quyết sinh kế cho ngư dân”.

Năm 2017, UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho Sở NN&PTNT thí điểm mô hình chuyển đổi nghề khai thác thuỷ sản ven bờ cho ngư dân tỉnh Cà Mau, với 3 mô hình/10 hộ dân (2 mô hình chuyển đổi từ nghề te sang nghề lưới rê và 1 mô hình chuyển đổi từ nghề te sang nghề bẫy ốc mực) tại 5 xã, thuộc các huyện: Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh. Qua thời gian triển khai thực hiện, đánh giá kết quả thí điểm mô hình chuyển đổi nghề, bước đầu các mô hình chuyển đổi nghề (từ các nghề khai thác sát hại nguồn lợi thuỷ sản sang nghề ít sát hại nguồn lợi, thân thiện với môi trường) đã mang lại hiệu quả tích cực.

Mô hình làm câu kiều cũng là một trong những mô hình chuyển đổi nghề đạt hiệu quả tại xã Tân Hải, huyện Phú Tân.

Ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Bên cạnh vận động, tuyên truyền ngư dân đánh bắt gần bờ chuyển đổi hình thức đánh bắt và đánh bắt có chọn lọc, thị trấn Sông Ðốc bố trí điểm hướng dẫn đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu đi biển tại UBND thị trấn. Mở nhiều lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho lao động trên địa bàn, để đáp ứng nhu cầu của các chủ phương tiện”.

 Tuy nhiên, thị trấn Sông Ðốc còn gặp một số khó khăn trong vấn đề này, do cơ chế, nguồn lực hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề chưa đảm bảo. “Về lâu dài, chúng tôi đề xuất tỉnh có chính sách chuyển đổi nghề kịp thời, hiệu quả với nguồn lực tương xứng cho các phương tiện khai thác gần bờ”, ông Thống đề xuất.

Nhìn nhận thực tế, ông Châu Minh Ðảm, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh, kiến nghị: “Ðể nguồn lợi thuỷ sản phục hồi cần thời gian rất lâu. Việc cần làm là kiến nghị ngành chức năng, nhất là lực lượng tuần tra trên biển tăng cường tuần tra kiểm soát, nhất là đối với các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản. Song song đó, ngành chức năng phân loại kích cỡ ngư cụ khai thác và cấm tuyệt đối những phương tiện khai thác có tính tận diệt hoạt động. Quan trọng nhất vẫn là hỗ trợ sinh kế, nghề nghiệp chuyển đổi cho ngư dân ven biển”.

Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế, có khá nhiều mô hình chuyển đổi ngành nghề cho cư dân ven biển ở Cà Mau vẫn loay hoay không thể nhân rộng vì nhiều lý do khác nhau. Nhiều địa phương lúng túng về mô hình chuyển đổi, thiếu nguồn lực thực hiện.

“Triển khai chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân sớm ngày nào, nguồn lợi thuỷ sản sẽ được cứu sớm ngày đó. Bên cạnh các giải pháp căn cơ từ ngành chức năng, thì ý thức, sự tự giác của chính ngư dân trong khai thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo tồn nguồn tài nguyên biển, gìn giữ cuộc sống của chính mình là yếu tố mấu chốt”, ông Ðảm chia sẻ.


“Nơi nào để xảy ra tình trạng khai thác thuỷ sản theo kiểu tận diệt, huỷ diệt, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền ở đó phải chịu trách nhiệm”, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh.


 

Kim Cương - Hải Nguyên

Bài cuối: Những gợi ý khả thi

 

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn - Bài cuối: Loay hoay tìm giải pháp

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình) mở ra nhiều cơ hội mới, nâng cao chất lượng dạy và học, kéo gần khoảng cách giáo dục nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, khi áp dụng Chương trình và thực hiện Thông tư số 20/2023/TT-BGDÐT (Thông tư 20) của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), nhiều trường vẫn còn loay hoay tìm giải pháp thực hiện.

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

Nan giải bài toán “ngọt hoá” - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

"Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ luỵ sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hoá. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hoá", đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.