ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 13-12-24 07:59:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hòn Khoai sẽ trở thành trung tâm kinh tế - du lịch và quốc phòng

Báo Cà Mau Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải (thứ 2 từ phải sang) cùng đoàn công tác của Bộ NN&PTNT khảo sát khu vực Bãi Nhỏ (Hòn Khoai), nơi sẽ xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Không chỉ có vị trí khá quan trọng về quốc phòng - an ninh, đảm bảo chủ quyền vùng trời, vùng biển và ven bờ biển phía Nam của Tổ quốc, Hòn Khoai còn là nơi được đánh giá có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế, nhất là du lịch sinh thái biển - đảo. Để có sự đầu tư xứng tầm nhằm vực dậy tiềm năng kinh tế, quốc phòng nơi đây, ngày 16/3, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cùng đoàn công tác của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám có chuyến khảo sát thực tế và làm việc với đơn vị tư vấn thiết kế về các dự án sẽ xây dựng tại Bãi Nhỏ trên đảo.

Theo quy hoạch, cụm đảo Hòn Khoai sẽ được xây dựng nhiều hạng mục công trình nhằm phục vụ mục tiêu quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế, du lịch tập trung tại Bãi Lớn và Bãi Nhỏ. Theo đó, Bãi Lớn là dự án xây dựng cảng biển nước sâu phục vụ cho hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế trên biển; ở Bãi Nhỏ sẽ tiến hành xây dựng hàng loạt các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác trên biển và dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển du lịch, cũng như khu dịch vụ phục vụ cho cảng biển nước sâu của Bãi Lớn về sau.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải (thứ 2 từ phải sang) cùng đoàn công tác của Bộ NN&PTNT khảo sát khu vực Bãi Nhỏ (Hòn Khoai), nơi sẽ xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Theo đơn vị tư vấn thiết kế, ban đầu các hạng mục công trình đầu tư gồm: đường tuần tra quanh đảo với chiều dài khoảng 10 km, mặt đường rộng 3,5 m; đoạn đê chắn sóng tạo thành khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão với quy mô khoảng 200 tàu có công suất dưới 300 CV; cảng cá phục vụ cho tàu thuyền dưới 400 CV cập bến; khu dịch vụ hậu cần nghề cá trên diện tích 55 ha. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 711 tỷ đồng, thời gian dự kiến từ năm 2016-2020 theo nguồn kinh phí từ chương trình biển và hải đảo.

Xét về quy mô dự án, ông Mai Hữu Chinh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng, cần chú trọng xây dựng và cải tạo tuyến đường nối giữa Bãi Lớn và Bãi Nhỏ để phục vụ cho vận hành và giao thương khi 2 bãi đưa vào hoạt động. Còn riêng về cảng cá có công suất thiết kế cho tàu 400 CV, theo ông Chinh, là quá nhỏ sẽ không thuận tiện cho việc tàu cập bến cũng như những hoạt động về sau. Cần tiến hành nạo vét thêm để nâng công suất, bởi khu vực này việc tiến hành nạo vét để tạo thêm độ sâu là rất thuận lợi và không tốn thêm nhiều chi phí.

Đối với đường tuần tra ven đảo, với chiều rộng mặt đường thiết kế 3,5 m, ông Chinh cũng cho rằng, nên xây dựng thêm một số điểm tránh do sau này khi 2 khu vực cùng đưa vào hoạt động đồng loạt cùng với phát triển du lịch thì lượng lưu thông sẽ rất lớn. Đồng thời, đối với khu vực neo đậu tàu trú bão chỉ thiết kế khoảng 200 tàu là quá nhỏ so với thực tế. Bởi lẽ, chỉ tính riêng về lượng tàu của khu vực cửa biển Sông Đốc và Rạch Gốc đã vượt con số 1.000 phương tiện, đó là chưa tính khi thời tiết có mưa bão thì còn tàu khai thác của nhiều tỉnh, thành khác trong khu vực sẽ vào neo đậu.

Cùng chung ý kiến với ông Chinh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng, theo dự án được duyệt thì cầu tàu có công suất dưới 300 CV, còn theo quy hoạch tại Quyết định số 1976/ QĐ-TTg ngày 12/11/ 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê quyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão thì số lượng là trên 200 tàu và công suất trên 300 CV, 2 số liệu này là không khớp với nhau. Đồng thời, theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển khai thác xa bờ thì công suất tàu đóng mới phải từ 400 CV trở lên và thực tế trên địa bàn tỉnh đã có rất nhiều tàu công suất 850 CV, do đó cần nâng công suất tàu tại khu neo đậu tránh trú bão.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải kiểm tra tiến độ thi công hồ chứa nước ngọt trên đảo Hòn Khoai.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải thông tin thêm, đối với Bãi Lớn, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đưa vào quy hoạch cảng nước sâu. Đây là khu vực rất gần với đường hàng hải quốc tế và là khu vực có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu, cùng với đường Hồ Chí Minh nơi đây sẽ trở thành trạm trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho cả khu vực ĐBSCL. Ngoài ra, để Hòn Khoai thật sự trở thành điểm trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của khu vực, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải cho biết, dự kiến sẽ xây dựng cầu từ Khai Long ra đảo khoảng 14 km và điều kiện để xây dựng cây cầu này cũng rất thuận tiện, khi có cảng thì sẽ có nhà đầu tư xây dựng cầu. Khi đó, sẽ tạo thành chuỗi kinh tế du lịch giữa Mũi Cà Mau, Khai Long và Hòn Khoai, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Ðể chuẩn bị cho các hoạt động khi các hạng mục công trình Bãi Lớn và Bãi Nhỏ đưa vào sử dụng, đặc biệt là công tác PCCCR mùa khô, UBND tỉnh đang tiến hành xây dựng 2 hồ chứa nước ngọt khoảng 12.000 m3 để tận dụng nguồn nước từ suối Bà Ðầm trên đảo. Ðồng thời, đối với tuyến đường tuần tra ven đảo, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải yêu cầu, đây là con đường vừa phục vụ quốc phòng vừa phục vụ du lịch và cho hoạt động của cả 2 khu vực cảng, do đó, nên tiến hành nới rộng ra thành 2 làn xe, không lấn vào rừng mà mở ra theo hướng mé biển (do biển cạn và có rất nhiều đá). Ðặc biệt, phải kết hợp với công binh của Quân khu 9 trong quá trình thiết kế xây dựng để đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu và tiết kiệm chi phí.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải còn cho biết thêm, UBND tỉnh đang kết hợp với 2 công ty để tiến hành khảo sát, thiết kế xây dựng cảng biển nước sâu Hòn Khoai, dự kiến tháng 4 này sẽ hoàn thành và đang mời gọi đầu tư. Khu vực đảo Hòn Khoai không chỉ là nơi khai thác và trú bão của riêng tàu thuyền Cà Mau mà còn có nhiều tỉnh bạn như Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre..., với số lượng khá lớn. Do đó, đây là khu vực rất cần hình thành khu cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền cấp khu vực.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhận định, đảo Hòn Khoai là khu vực đảo tiền tiêu nơi cực Nam nên có ý nghĩa rất quan trọng trong quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế. Do đang trong quá trình tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá và ngày một hướng ra khơi xa nên công suất cảng theo hiện nay là chưa phù hợp, phải nâng lên cho tàu đến 1.000 tấn cập bến. Do đó, UBND tỉnh cần sớm có tờ trình Thủ tướng Chính phủ để nâng cấp công suất cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão trên đảo. Bộ NN&PTNT sẽ sát cánh cùng UBND tỉnh để xây dựng khu vực Hòn Khoai trở thành động lực thúc đẩy kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Liên kết hữu ích
tour nga giá rẻ 2024

Tôm khô vào vụ Tết

Vào độ tháng 11, các làng nghề ở cửa biển: Rạch Gốc, Ðất Mũi, Tam Giang Tây của huyện Ngọc Hiển, nhà nhà bắt đầu làm tôm khô để chuẩn bị cho dịp Tết, nào bán, nào biếu người thân. Không khí làm việc tại các cửa biển trở nên sôi động, báo hiệu Tết đã cận kề...

Tân Lộc giảm nghèo vượt chỉ tiêu

Ðẩy mạnh công tác giảm nghèo, năm 2024, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo theo kế hoạch đề ra, giúp nhiều hộ có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống.

Kinh tế tập thể - Nòng cốt hợp tác cùng phát triển

Hợp tác, liên kết dưới dạng kinh tế tập thể (KTTT) để cùng nhau sản xuất, kinh doanh (SXKD) được xem là nhân tố quan trọng để thích ứng và phát triển trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Chỉ có hợp tác và liên kết mới phát huy tối đa những nguồn lực sẵn có, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng... đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tạo điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân

Sáng ngày 4/12, bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6 - Tổng vụ Hợp tác Phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác tổ chức Oxfam đi tham quan thực tế mô hình sản xuất lúa tôm tại ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.

Ðiểm tựa giúp thanh niên lập nghiệp

Những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn khởi nghiệp cũng như mở rộng quy mô sản xuất của thanh niên, Huyện đoàn Phú Tân đã làm tốt công tác uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Qua đó, giúp đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn huyện có điều kiện vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.