ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 14-1-25 18:27:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Báo Cà Mau Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Chỉ tính riêng huyện Thới Bình đã có 35 HTX, tạo lập được vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá chất lượng cao hơn 10.000 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích sản xuất lúa - tôm của huyện.

Ông Huỳnh Xuân Diện, Giám đốc HTX Tân Hưng, huyện Cái Nước, cho biết: “Nhờ áp dụng KHCN đúng và hiệu quả trong nuôi tôm, trồng lúa, HTX đã tăng từ 44 thành viên lên hơn 70 thành viên với tổng diện tích nuôi tôm hơn 300 ha. Có thành công này là nhờ HTX nhận được sự hỗ trợ từ các cấp và cơ quan chức năng địa phương trong việc chuyển giao KHCN sang quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn tái tuần hoàn nước, giảm đáng kể chi phí xử lý và nguồn nước được tái sử dụng hiệu quả. Song song đó, HTX nghiên cứu và thử nghiệm thành công bước đầu máy tạo oxy và quạt đạp nước cho ao công nghiệp, xử lý môi trường nước theo phương thức thẩm thấu... hiện đã đi vào hoạt động thuận lợi".

HTX Ba khía Ðầm Dơi ứng dụng công nghệ trong khâu đóng gói hàng.

HTX Ba khía Ðầm Dơi ứng dụng công nghệ trong khâu đóng gói hàng.

Bên cạnh việc phát triển cũng như ứng dụng KHCN vào sản xuất, các HTX hiện tại có sự quan tâm đúng mức và học hỏi không ngừng để mở rộng thương mại điện tử  (TMÐT). Thời gian qua, các sở, ngành cấp tỉnh đã tích cực tuyên truyền thông qua các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại, ứng dụng công nghệ, sử dụng phần mềm... Ngoài ra, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã tổng hợp, lựa chọn 100 HTX nông nghiệp điển hình, đặt tên là Nhóm Coop.66, trong đó tỉnh Cà Mau có HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, được lựa chọn tham gia Nhóm Coop.66.

Một số HTX nông nghiệp trong tỉnh đã chủ động xây dựng website, linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội, fanpage và sàn TMÐT, như Lazada, Amazon, Alibaba, Shopee, Voso, Postmart, Medeincamau... Các thành viên trong HTX tích cực sử dụng Facebook, Zalo để đăng tải hình ảnh, video giới thiệu về nguồn gốc, công dụng sản phẩm tới khách hàng. Qua đó, các HTX đã tiếp cận được các cửa hàng bán lẻ, khách hàng có nhu cầu, chính vì vậy thị trường tiêu thụ đa dạng, không có tình trạng hàng tồn do không tiêu thụ được.

Ông Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp và thuỷ sản Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết: “Hiện nay sản phẩm gạo của HTX đạt chuẩn OCOP 4 sao. Chúng tôi phân phối cho công ty tại TP Hồ Chí Minh để đóng gói và đưa sản phẩm lên sàn TMÐT tốt hơn. Sản phẩm hiện có bao bì và dán tem, chỉ cần dùng điện thoại quét mã QR sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, giúp người tiêu dùng an tâm hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm khi lên sàn TMÐT sẽ giá trị hơn".

Hiện nay nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã và đang học cách vận hành kinh doanh trên các sàn TMÐT để nắm thế chủ động trong kinh doanh, kiếm thêm nguồn khách hàng và nhiều đầu ra cho sản phẩm hơn. Anh Nguyễn Minh Thái, Giám đốc HTX Mắm cá mào gà tại xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Các HTX  rất chú trọng việc ứng dụng TMÐT trong sản xuất lẫn kinh doanh. Nó giúp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đến với khách hàng trong nước và trên thế giới nhanh chóng và tiện lợi. Chỉ một phiên livestream là sản phẩm được bán đi khắp nơi, tạo đầu ra liên tục cho sản phẩm thay vì thụ động ngồi chờ khách như trước. Chưa kể, thay vì phải đi tiếp thị trực tiếp với từng khách hàng, từng thị trường tốn rất nhiều công sức và thời gian; còn với TMÐT, chúng ta chỉ cần đầu tư khâu thiết kế và công tác quảng bá trên TMÐT là có thể giảm được khâu trung gian, tăng cao lợi nhuận".

Chị Trần Thị Xa, Giám đốc HTX Ba khía Ðầm Dơi, thường xuyên học hỏi kiến thức về công nghệ để phục vụ công việc tiếp cận khách hàng của hợp tác xã.

Chị Trần Thị Xa, Giám đốc HTX Ba khía Ðầm Dơi, thường xuyên học hỏi kiến thức về công nghệ để phục vụ công việc tiếp cận khách hàng của hợp tác xã.

Tỉnh Cà Mau vừa có Ðề án phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030, trong đó có mục tiêu nhằm xây dựng mô hình HTX điểm, liên hiệp HTX điểm và các HTX vệ tinh hoạt động có hiệu quả, để thông qua các HTX thực hiện hoạt động thương mại hoá nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

"Phát triển kinh tế tập thể, HTX phải gắn với thị trường, gắn với thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình OCOP... hiệu quả và bền vững. Trong đề án phát triển kinh tế tập thể, HTX thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút nhiều nông dân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp, cá nhân và nhiều tổ chức cùng tham gia. Chính vì thế, chúng tôi nỗ lực ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng của HTX, góp phần vào sự phát triển chung”, ông Nguyễn Văn Tiếp chia sẻ./.

 

Hồng Thắm

 

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Doanh nghiệp đồng hành phát triển kinh tế và an sinh xã hội

Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc, không chỉ nổi bật với nền kinh tế đa dạng, đậm chất sông nước, biển rừng mà còn ghi dấu ấn sâu sắc nhờ sự đồng lòng của chính quyền, doanh nghiệp (DN) và người dân trong việc phát triển kinh tế bền vững, gắn liền với các hoạt động an sinh xã hội.

Quách Phẩm Bắc tiếp sức thoát nghèo bền vững

Chính sách từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững đã tiếp sức cho xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi, đạt kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo, cải thiện cuộc sống người dân.

Chủ động nguồn hàng, ổn định thị trường

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, công tác ổn định thị trường và chủ động nguồn cung hàng hoá trở thành nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nhằm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc. Tại Cà Mau, các giải pháp đã được triển khai từ sớm để đảm bảo cung, cầu hàng hoá ổn định, tránh tình trạng thiếu hàng và tăng giá bất hợp lý trong dịp Tết.

Năm 2025 nhiều mục tiêu để thành phố khởi sắc

Ông Tô Hoài Phương, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin, năm 2024, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển và tăng trưởng trên các lĩnh vực. Tổng vốn đầu tư tăng 10,08% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 8,8%, lượng khách du lịch tăng 8,4%... Thành phố thực hiện đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Khả quan công cuộc giảm nghèo của xứ rừng

U Minh là địa phương vùng rừng, ven biển. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo đất tốt, cùng với việc đầu tư dần hoàn thiện về hạ tầng từ đê biển đến hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đến nay đời sống của người dân huyện từng bước thay đổi, công cuộc giảm nghèo của địa phương có nhiều tiến bộ.

Ðặc sản vùng ngọt vào vụ Tết

Những ngày này, trời nắng ấm, những đặc sản truyền thống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như chuối khô, khô cá bổi được phơi đầy giàn, bắt đầu vào vụ mùa đón Tết.

Hàng Tết "lên sàn"

Mua sắm Online đã trở thành thói quen của đại bộ phận người tiêu dùng và mua sắm Tết cũng không ngoại lệ. Thời điểm này, thị trường mua sắm Tết Online đã bắt đầu trở nên sôi động, từ đồ trang trí, bánh mứt, thực phẩm, trái cây, cho đến mâm cỗ để cúng trong những ngày Tết, đều có thể tìm thấy trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.