ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 09:57:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng mở cho rau an toàn

Báo Cà Mau Theo phản ánh của người dân, trồng rau an toàn tốn nhiều công và chi phí hơn so với cách trồng rau truyền thống. Thế nhưng, bù lại các loại rau màu phát triển rất tốt, năng suất có thể tăng gần 1,5 lần so với trồng rau theo phương pháp truyền thống.

Để giúp sản xuất đạt hiệu quả, nông dân được cán bộ kỹ thuật tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm nhà lưới, sử dụng màng phủ sinh học, cách thức gieo hạt, quy trình kiểm soát lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, quản lý tình hình sâu bệnh, bảo đảm theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Các loại rau được đưa vào trồng như: cải bẹ xanh, rau dền đỏ, rau muống, dưa leo...

Ông Mạc Ngọc Truyền, cán bộ Khuyến nông xã Lý Văn Lâm, cho biết, qua tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn và kiểm tra thực tế, ngành chuyên môn đã cấp 26 giấy chứng nhận cho các hộ đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

Nông dân xã Lý Văn Lâm thu hoạch rau trồng theo chuẩn VietGAP.

Theo phản ánh của người dân, trồng rau an toàn tốn nhiều công và chi phí hơn so với cách trồng rau truyền thống. Thế nhưng, bù lại các loại rau màu phát triển rất tốt, năng suất có thể tăng gần 1,5 lần so với trồng rau theo phương pháp truyền thống.

Ông Hồ Văn Khởi, ấp Ông Muộn, chia sẻ: “Qua lớp hướng dẫn trồng rau an toàn, bà con mình trồng theo đúng quy cách. Rau sạch và rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng".

Hiện nay, TP Cà Mau chưa có địa điểm chuyên bán rau an toàn. Vì thế, rau sản xuất ra người nông dân tự tiêu thụ tại các chợ và người tiêu dùng thật khó phân biệt đâu là rau sạch, đâu là rau thường. Cũng chính vì vậy mà giá cả bán ra giữa các loại rau như nhau, điều này chưa khuyến khích để người dân mở rộng diện tích canh tác. 

Chính vì thế, vấn đề cần giải quyết hiện nay không phải là sản xuất được rau sạch hay rau không sạch mà là làm thế nào chứng minh được sản phẩm ấy an toàn để người dân tin tưởng, yên tâm sử dụng. Bà Lưu Minh Thi, ấp Ông Muộn, phản ánh: “Nông dân chúng tôi cần có vốn để sản xuất rau sạch và cần có chỗ buôn bán ổn định để phân biệt được đâu là rau sạch, rau thường”.

Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã minh chứng không những năng suất cao hơn, tăng thu nhập cho người sản xuất, mà còn tạo ra sản phẩm sạch góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển bền vững, thiết nghĩ, thời gian tới thành phố cần có sự đầu tư thoả đáng, không những chỉ giúp nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp cận với phương thức canh tác mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà cần xây dựng thương hiệu và cơ chế chính sách phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sự kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng.

Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm Nguyễn Hạnh Phúc kiến nghị: “Ðể sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, UBND xã kiến nghị tỉnh đầu tư cho xã 2 trạm bơm và 2 đập di động để chủ động điều tiết nước trong thời gian tới. Ðồng thời, đề nghị thành phố tập huấn cho các hộ dân để được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; kiến nghị các cấp nên tạo cho xã quy trình thực hiện thương hiệu rau an toàn để bán ra thị trường...”.

Một tín hiệu vui cho nông dân xã Lý Văn Lâm và người tiêu dùng, ngày 22/11/2016, Văn phòng UBND tỉnh có Thông báo số 1143/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử về mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại xã Lý Văn Lâm. Trong đó, có một số nội dung chủ yếu như: Ðề nghị Sở NN&PTNT phối hợp hướng dẫn cho các hộ dân sản xuất theo quy trình để được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; giao UBND TP Cà Mau phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, bố trí các điểm trưng bày, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn… Ðây sẽ là điều kiện mở ra hướng phát triển mới, để sản phẩm rau an toàn cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường, góp phần cho kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững./.

Bài và ảnh: Ninh Hải

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.

Củ hủ dừa - Tiềm năng vào OCOP

Những năm gần đây, mô hình trồng dừa phát triển mạnh trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, được nông dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình. Theo đó, có nhiều hộ nông dân chuyển hướng trồng dừa thu hoạch củ hủ, góp phần tăng giá trị kinh tế từ cây dừa.

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Nghề khai thác hàu ven đê

Hiện nay, tại khu vực đê biển Tây thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời, có nhiều người dân chuyên mưu sinh bằng nghề đục hàu, mò vòm xanh (vẹm xanh). Các loài thuỷ sản này sống bám vào trụ, hộc đá của công trình kè chắn sóng. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, do chưa trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết trong quá trình hành nghề, nhưng đây cũng là một trong những nguồn thu nhập của nhiều hộ dân thiếu phương tiện, tư liệu sản xuất, sống ven đê.

Gặt lúa chạy mưa

Vụ lúa hè thu của bà con nông dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời hiện đang vào mùa thu hoạch. Người dân khẩn trương gặt lúa chạy mưa, giảm tối đa thiệt hại. Ðể ứng phó với những đợt mưa dự báo sắp tới, người dân huy động nhiều máy móc, nhân lực để thu hoạch lúa, đồng thời nhiều thương lái đưa phương tiện như xe tải, ghe, xuồng đến tận nơi để thu mua lúa.

Cải thiện thu nhập từ nuôi ếch đẻ

Ếch là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ếch đồng tự nhiên ngày càng hiếm, nên người dân nuôi ếch thịt thương phẩm để dùng hoặc bán ra thị trường. Nắm bắt nhu cầu người dân nuôi ếch những năm gần đây tăng cao, nhất là cần nguồn giống chất lượng, anh Trần Văn Toàn, ấp Lung Trường, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời đã mạnh dạn phát triển mô hình sản xuất ếch giống bằng đam mê và tâm huyết của mình.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.