ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 23:31:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyện Thới Bình quyết về đích thu ngân sách

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2017, dự toán ngân sách huyện Thới Bình được tỉnh giao là 46,5 tỷ đồng. Đến ngày 12/6, ngành thuế huyện đã thu hơn 23,2 tỷ đồng, đạt 50,06% so chỉ tiêu.

Theo nhận định của ông Trần Minh Luân, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Thới Bình, công tác thu ngân sách trong 6 tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, để hoàn thành chỉ tiêu được giao, đòi hỏi sự chủ động xây dựng các giải pháp của cả hệ thống chính trị huyện nói chung, trong đó đặc biệt là ngành thuế.

"Ngay sau khi tiếp nhận chỉ tiêu thu ngân sách năm 2017 của tỉnh giao, ngành thuế Thới Bình đã làm tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện về nguồn thu và phân bổ chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước cho các xã, thị trấn, các ngành", ông Luân cho biết thêm.

Chủ động đầu năm

Để hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách năm 2017, ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế huyện thành lập ban chỉ đạo, tổ tuyên truyền, tổ chống thất thu, tổ xử lý nợ đọng. Theo đó, các tổ đã theo dõi, giám sát chặt chẽ, thường xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế để đôn đốc thu các khoản thu.

Cơ sở thu mua tôm trên địa bàn xã Biển Bạch thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.

Bên cạnh đó, ngành thuế còn tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để động viên, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đôn đốc thu nợ và vận động nộp sớm các khoản thuế được gia hạn.

Ngoài ra, Chi cục Thuế huyện còn tích cực phổ biến các chính sách thuế mới để các doanh nghiệp hiểu biết và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Cùng với đó là phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế…

Đến thời điểm này, ngành thuế huyện đã cơ bản thu đạt yêu cầu. Tuy nhiên, có một số nguồn thu đạt thấp so với kế hoạch, như nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (chỉ đạt hơn 30%).

Cùng với việc quy hoạch, triển khai cấp quyền sử dụng đất mới ở các tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, tách thửa, mua bán đất trong nội bộ nông dân, thu từ giao thông... góp phần đưa số thu của 4 nguồn đạt cao như: thu tiền sử dụng đất hơn 4,2 tỷ đồng, đạt 94,85%; thu khác ngân sách hơn hơn 4,6 tỷ đồng, đạt 91,79%; lệ phí trước bạ hơn 2,6 tỷ đồng, đạt 59,21% và phí, lệ phí hơn 1,4 tỷ đồng, đạt 71,1%.

Quyết liệt cuối năm

Chi cục Thuế huyện Thới Bình tiếp tục triển khai việc đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, đối thoại, tư vấn pháp luật về thuế; thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thuế; kiểm tra, kiểm soát công tác kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo người nộp thuế, nộp tờ khai đúng thời hạn. Phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tháng để thu theo giá bán, mức doanh thu, chi phí thực tế, nhằm chống thất thu thuế và đôn đốc đăng nộp kịp thời số thuế phát sinh vào ngân sách địa phương.

Các nhóm giải pháp để tăng thu cũng được thuận lợi như: tôm nguyên liệu trúng mùa, trúng giá và kéo theo các ngành nghề khác được phát triển, các khoản nợ thuế có khả năng thu, không để phát sinh nợ mới.

Hơn nữa, những kết quả khả quan trong việc thực hiện kê khai thuế qua mạng ngày càng phát huy hiệu quả, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện cơ bản đạt yêu cầu. Có gần 200 cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.

Cùng với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kịp thời và đạt hiệu quả, Thới Bình phấn đấu thực hiện hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trong năm 2017./.

Huỳnh Măng

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.