ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:47:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi nhà nông thi đua sản xuất

Báo Cà Mau (CMO) Bình quân mỗi năm TP Cà Mau có trên 11.000 nông dân đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) các cấp. Phong trào SXKDG đã tạo động lực để nhà nông thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Ông Trần Lung Lăng, Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết: Thành phố hiện có trên 9.000 nông dân đạt danh hiệu SXKDG các cấp, trong đó có 8 hộ đạt cấp Trung ương, 257 hộ cấp tỉnh, còn lại là cấp thành phố và xã, phường. Ðặc biệt, thành phố có 2 nông dân vinh dự được tham gia Hội nghị biểu dương Nông dân SXKDG toàn quốc (giai đoạn 2017-2022) do Trung ương Hội tổ chức vào tháng 9 vừa qua, là hộ ông Trần Quang Hiên với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và ông Nguyễn Hữu Ánh với mô hình nuôi cá chình thương phẩm.

Hội Nông dân thành phố và xã, phường xây dựng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này đã hỗ trợ cho nhiều hội viên vay phát triển các mô hình sản xuất như: nuôi sò huyết, nuôi chồn hương, nuôi gà nòi lai, nuôi dê, trồng dưa lưới, trồng hoa màu... Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân thành phố đã triển khai 15 dự án nông nghiệp từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh và thành phố, để phát triển các mô hình sản xuất mới, tăng thu nhập cho nông dân.  

Xã Tân Thành hiện có trên 600 nông dân đạt danh hiệu SXKDG, trong đó có 4 nông dân đạt cấp Trung ương và 44 nông dân đạt cấp tỉnh. Thu nhập bình quân của nông dân ngày càng tăng, hiện đạt trên 65 triệu đồng/người/năm. “Bên cạnh việc phát triển mô hình lợi thế sẵn có là nuôi cá chình, cá bống tượng, nông dân trong xã còn năng động tìm tòi, ứng dụng nhiều mô hình mới như nuôi cá chốt, cá đối, nuôi chồn hương, trồng táo, trồng nho và rau màu trong nhà lưới...”, ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, chia sẻ.  

Ðể giúp nông dân phát triển kinh tế, Hội Nông dân thành phố tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Ðồng thời, khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất và phát triển sản xuất gắn với khai thác tiềm năng du lịch sinh thái nhà vườn.

TP Cà Mau hiện có trên 9.000 nông dân đạt danh hiệu SXKDG các cấp. 

Là một trong những nông dân tiên phong ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Nguyễn Hữu Ánh (Ấp 3, xã Tân Thành) đã thành công với mô hình chạy quạt ô-xy trong ao nuôi cá chình. Ông Nguyễn Hữu Ánh nhiều lần được công nhận là nông dân SXKDG cấp Trung ương và được điển hình nông dân sản xuất giỏi toàn quốc (giai đoạn 5 năm 2017-2022). Ông Nguyễn Hữu Ánh chia sẻ: “Thay vì cách nuôi truyền thống như trước đây, thì khi đầu tư hệ thống quạt ô-xy, năng suất và chất lượng cá nuôi tăng lên gấp đôi, thời gian nuôi cũng rút ngắn (4 tháng so với trước), thu nhập tăng lên gấp đôi, gấp ba lần. Ngoài ra, trên bờ ao nuôi, tôi còn trồng nhiều loại cây ăn trái, kết hợp trồng hoa kiểng tạo khuôn viên xanh - sạch - đẹp, để sau này có thể phát triển du lịch sinh thái”.

Ðể giúp nông dân liên kết trong sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả canh tác và tạo đầu ra cho sản phẩm, Hội Nông dân thành phố đã thành lập và quản lý 11 hợp tác xã nông nghiệp, 27 tổ, hội, 4 chi hội nghề nghiệp, 57 tổ hợp tác, 3 câu lạc bộ SXKDG. Hội cũng vừa thành lập CLB Nông dân tỷ phú với 12 thành viên là những nhà nông tiêu biểu, sản xuất giỏi cấp Trung ương, cấp tỉnh nhiều năm liền. Ðây sẽ là nơi để nhà nông chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, hỗ trợ nhau cùng phát triển. 

“Ðối với các mô hình đang phát huy được hiệu quả cao như nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, nuôi cá chình, cá bống tượng, sản xuất lúa - tôm chuẩn VietGAP..., hội sẽ tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích nông dân duy trì khai thác nguồn lợi thế sẵn có này. Ngoài ra, để tạo điều kiện phát triển những mô hình sản xuất mới, hội sẽ thường xuyên khảo sát thực tế, tổng kết mô hình, đánh giá tính hiệu quả để hỗ trợ nguồn vốn, nhân rộng. Từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân và vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, nếu mô hình có tính khả thi cao, hội có thể tăng vốn vay từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng/hộ”, ông Trần Lung Lăng thông tin./.

 

Thái Trinh

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.