ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 02:20:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi nông dân biết “bắt đất xoay vòng”

Báo Cà Mau Tận dụng đất trống trồng rau màu, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng một diện tích đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Tận dụng đất trống trồng rau màu, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng một diện tích đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Khóm 10, Phường 6, TP Cà Mau có thế mạnh phát triển nuôi thuỷ sản và rau màu, cây ăn trái. Trên địa bàn khóm có gần 200 ha đất nông nghiệp, trong đó 120 ha thuỷ sản và gần 80 ha vườn. Khoảng 3 năm trở lại đây, khi nguồn thu nhập từ con tôm ngày càng bấp bênh thì phong trào đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi ngày càng phát triển và tạo ra nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân. Mặc dù ban đầu, đây chỉ là nguồn thu phụ thì hiện nay ở nhiều gia đình trồng màu đã trở thành kinh tế chính, cải thiện rõ rệt đời sống cho nông dân.

Sạp rau củ “trồng gì bán đó” của gia đình anh Nguyễn Văn Hửng và chị Võ Thị Diễm (bên trái) cho thu nhập trên dưới 300.000 đồng/ngày.

“Phá thế độc canh con tôm, khai thác lợi thế từ đất vườn tạp luôn là định hướng mục tiêu vận động nông dân của Hội Nông dân Phường 6. Khi nguồn thuỷ sản ngày càng ít đi thì nông dân cần phải chủ động tìm nguồn thu khác. Nông dân ngày nay không còn trông chờ vào con tôm, con cá như trước mà đã biết tận dụng tối đa mảnh vườn, thửa ruộng để bắt đất sinh lời…”, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 6 Ðỗ Minh Phường khẳng định.

Gia đình ông Huỳnh Văn Minh và bà Thái Thị Út (Khóm 10) có hơn 3 công vuông và gần 5 công đất vườn. Ông cho biết: "Ngày trước, khi vuông tôm còn trúng cũng đủ chi phí sinh hoạt, nhưng bây giờ thì ít lắm, chỉ trông chờ con tôm thì không đủ sống. Vậy là tôi quyết định cải tạo đất mở rộng diện tích trồng màu. Lúc đầu trồng ít nhưng dần dần đây lại là nguồn thu chính nuôi sống cả gia đình".

Ông Minh trồng hoa màu cũng được gần chục năm. Ðã thành thông lệ, cứ rớt hột mưa, khoảng giữa tháng 4 (âm lịch), thì ông cũng bắt đầu gieo hạt bắp. Ðến đầu tháng 7 thì bắp cho thu hoạch rộ.

Vì là bắp vườn, ít sử dụng thuốc trừ sâu, lại ngon ngọt có tiếng, nên bắp của ông rất dễ tiêu thụ, bán bao nhiêu cũng hết. Chỉ tính riêng 4 công bắp ông đã thu lợi nhuận được hơn 20 triệu đồng/vụ. Hết vụ bắp, ông lại bắt tay vào cải tạo, phơi đất để trồng màu đón Tết.

Trước khi trồng cây gì, ông luôn tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường. Vụ rau màu Tết, ông trồng các loại rau, cải, khoai môn, đu đủ, ớt… nên đầu ra rất ổn định. Thực hiện phương châm trồng đa cây, nuôi đa con, ông chăn nuôi heo, gà, vịt để tăng thêm thu nhập.

Bình quân mỗi năm, trừ chi phí, lợi nhuận từ việc đa cây, đa con của ông trên 60 triệu đồng, gấp 4 lần so với nguồn lợi từ vuông tôm. Cũng nhờ đó mà gia đình ông cất được ngôi nhà mới khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.

Nói về phong trào tận dụng đất trống trồng rau màu có hiệu quả không thể không kể đến gia đình anh Nguyễn Văn Hửng và chị Võ Thị Diễm (Khóm 10). Anh Hửng chia sẻ: "Trước năm 2014 tôi đi làm công nhân ở TP Hồ Chí Minh. Rồi ba mẹ gọi về quê để làm ăn, chứ cứ tha hương hoài sao đặng. Vậy là, tôi quyết định về quê, bắt tay vào cải tạo lại mảnh vườn tạp, trồng hoa màu, cây ăn trái".

Quyết tâm đã làm là phải làm cho tới nơi tới chốn, anh Hửng bỏ hơn 10 triệu đồng để cải tạo 3 công đất vườn, lên liếp trồng 60 cây dừa xiêm lùn, cải tạo ao nuôi cá, làm giàn và mua cây, con giống. 

Rau màu được anh lựa chọn trồng là các loại dây leo như đậu đũa, khổ qua, dưa leo, bầu, mướp… Ðây là những loại dễ trồng, ít sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nhất là ít tốn diện tích đất, chủ yếu là làm giàn cho dây leo. Anh nhờ người quen mua giống cây trồng ở Châu Ðốc, An Giang, nên giống rất tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh. Nhờ chăm chỉ lao động, bắt đất xoay vòng, mà mùa mưa cũng như nắng, lúc nào vườn nhà anh chị cũng xanh um cho trái quanh năm.

Tận dụng lợi thế nhà gần bến phà qua đầu lộ Tân Thành, anh làm sạp rau củ ngay trước nhà để “trồng gì bán đó”. Bà con qua lại biết tiếng rau củ sạch, có chất lượng nên rất chuộng. Không cần phải đi đâu xa, mỗi ngày sạp rau củ giúp anh thu về trên dưới 300.000 đồng.

Hiện nay, 60 gốc dừa xiêm lùn của anh đang phát triển tốt, bắt đầu cho trái. Ngoài ra, anh còn nuôi gà, vịt, nuôi cá… vừa cải thiện bữa ăn gia đình vừa cho thu nhập thêm gần 10 triệu đồng/năm. Tuy chưa được gọi là giàu có nhưng giờ đây cuộc sống gia đình anh chị cũng rất sung túc. Và trên hết là không cần phải tha hương, với đôi bàn tay cần cù, anh chị đã có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. 

"Phong trào đa cây, đa con, khai thác hết tiềm năng của đất được nông dân Khóm 10 nhiệt tình hưởng ứng. Có điều, bà con luôn mong muốn có được tổ hợp tác trồng rau màu để sản xuất có kế hoạch và được hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, mở rộng quy mô, ổn định đầu ra của sản phẩm. Có như vậy, bà con sẽ yên tâm mà tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế", ông Vũ Minh Châu, Bí thư Chi bộ Khóm 10, Phường 6, chia sẻ./.

Bài và ảnh: Khả Ái

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.