ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 15:44:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khó khăn vụ lúa - tôm

Báo Cà Mau Thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, không chỉ làm thiệt hại nặng diện tích lúa trên đất nuôi tôm mà diện tích tôm nuôi trên địa bàn huyện Thới Bình cũng bị ảnh hưởng nặng.

Thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, không chỉ làm thiệt hại nặng diện tích lúa trên đất nuôi tôm mà diện tích tôm nuôi trên địa bàn huyện Thới Bình cũng bị ảnh hưởng nặng.

Sau hai lần cấy với hơn 1,5 ha lúa trên đất nuôi tôm, ông Lê Tấn Hoà, ở Khóm 6, thị trấn Thới Bình ngậm ngùi nhìn từng bụi lúa chết dần cùng gần 2.000 con tôm sú được hai tháng tuổi cũng đỏ thân và không sống nổi. Ông cho biết, do nắng quá nóng, độ mặn và phèn trong vuông tăng cao nên mới xảy ra tình trạng trên.

Đầm tôm của ông Sơn Thành, ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình đã xuống giống được hơn Tháng tuổi nhưng rất chậm lớn.

Sau vụ lúa không hiệu quả, ông Sơn Thành, ở ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Đông, thả tôm giống nuôi trên diện tích hơn 1,5 ha. Hiện tôm được hơn tháng tuổi nhưng rất chậm lớn. Theo ông Thành, năm nay thời tiết thất thường, đầu tháng 11 âm lịch chỉ có vài đám mưa nhỏ; gần Tết thì chuyển sang lạnh và hiện tại là nắng nóng dữ dội làm cho độ mặn trong vuông tăng cao, tôm không phát triển được.

Ông Nguyễn Trang Nghiêm, Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Đông, cho biết, xã có diện tích sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm nhiều nhất trong toàn huyện với hơn 4.200 ha. Hiện có hơn 3.000 ha bị thiệt hại từ 70-100%, diện tích còn lại cũng thiệt hại từ 30 đến gần 70%, riêng diện tích tôm nuôi cũng thiệt hại trên 60%. Sau khi huyện có chỉ đạo, xã đang đi điều tra và niêm yết danh sách hộ có diện tích lúa - tôm bị thiệt hại để bà con xem xét, thống nhất, sau đó báo cáo huyện tổng hợp.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết, bước vào sản xuất vụ lúa - tôm năm nay, nông dân trong huyện đã gieo cấy trên 23.500 ha, tăng hơn 100 ha so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do tình hình nắng hạn và hiện tượng El Nino nên diện tích lúa - tôm của huyện cũng như diện tích lúa hai vụ bị ảnh hưởng khá lớn. Qua bước đầu điều tra rà soát, toàn huyện Thới Bình có trên 18.000 ha lúa trên đất nuôi tôm bị thiệt hại và đã có báo cáo sau khi UBND tỉnh ký quyết định công bố thiên tai. Trong đó, diện tích bị thiệt hại tập trung nhiều ở các xã: Biển Bạch Đông, Thới Bình, Hồ Thị Kỷ, Tân Bằng, Tân Lộc Đông và Biển Bạch. UBND huyện đang tập trung chỉ đạo thành lập các tổ để rà soát lại diện tích thiệt hại của từng hộ để trên cơ sở đó, khi tỉnh có nguồn vốn hỗ trợ thì triển khai ngay để bà con xở gỡ khó khăn chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Được biết, hiện nay nhiều diện tích tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Thới Bình đang có dấu hiệu dịch bệnh đỏ thân, chết dần do nắng nóng và phèn mặn. Ngành chức năng khuyến cáo bà con không nên nóng vội bơm nước cải tạo thả nuôi vụ mới do độ mặn, phèn tăng cao.

Theo dự báo của ngành chức năng, thời tiết năm nay tiếp tục diễn biến phức tạp, lượng mưa ít và có những đợt nắng nóng kéo dài. Chính vì thế, bà con cần theo dõi thường xuyên khuyến cáo của ngành nông nghiệp để chủ động trong sản xuất, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra./.

Bài và ảnh: Liêu Hỏn

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi thay trên vùng kinh tế mới

Trải qua nhiều thăng trầm, vùng đất Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) ngày nào nay đã thay da đổi thịt. Người dân khai phá vùng kinh tế mới nay có cuộc sống sung túc.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi có hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, từ đó có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Thu ngân sách ước vượt chỉ tiêu trên 500 tỷ đồng

Dù đối mặt với tình hình kinh tế biến động, nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo kỳ quyết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của ngành thuế, đến thời điểm này, ngành thuế tỉnh đã về đích thu ngân sách Nhà nước (NSNN), dự kiến cả năm vượt khá cao so với dự toán được giao.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.