ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 13:55:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khoa học - công nghệ là động lực phát triển kinh tế

Báo Cà Mau Với chủ trương xem khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Cà Mau đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt là trong công tác phối hợp huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KH&CN tại địa phương.

Với chủ trương xem khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Cà Mau đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt là trong công tác phối hợp huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KH&CN tại địa phương.

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác phối hợp với các doanh nghiệp mà nhiều đề tài, dự án KH&CN đã được ứng dụng thành công và nhân rộng.

Nhiều sản phẩm KH-CN được ứng dụng tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH-CN Cà Mau (triển lãm các sản phẩm khoa học tại hội thảo khoa học tháng 11/2015).

Tại hội thảo khoa học công nghệ vừa diễn ra tại Cà Mau, Tiến sĩ Bùi Văn Quyền, Giám đốc Văn phòng Chương trình KH&CN Tây Nam Bộ, khẳng định: “Nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. Chính vì vậy, doanh nghiệp vừa là chủ thể trong đầu tư, vừa là đối tượng chính mà các chính sách của Nhà nước cần hướng tới khi huy động đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước”.

Thông qua các hình thức hợp tác, liên kết cùng các đơn vị kinh tế, tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh Cà Mau đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Là doanh nghiệp số 1 khu vực ÐBSCL, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau là một điển hình trong trích lập và sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN tại Cà Mau. Quỹ Phát triển KH&CN của công ty được thành lập từ tháng 10/2013. Khoản trích hằng năm của quỹ từ 10-20 tỷ đồng. Với số tiền này, công ty dùng để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển (xây dựng vườn thực nghiệm, xưởng sản xuất phân bón thử nghiệm, phòng thí nghiệm vi sinh); tổ chức các chương trình truyền thông nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến - sáng chế - cải tiến kỹ thuật. Ngoài ra, công ty còn dùng một phần kinh phí này để thực hiện việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; xây dựng gói giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm Urê hạt đục và hệ thống thiết bị của nhà máy…

Tính đến tháng 9/2015, tổng sản lượng sản xuất của công ty hơn 602.000 tấn (trong đó lượng tiêu thụ hơn 581.000 tấn), doanh thu đạt trên 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận thu về trên 430 tỷ đồng.

Ông Phan Tấn Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN Cà Mau, cho biết, các dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các dự án đã giúp người dân tăng khả năng tiếp cận KH&CṆ, tiếp thu các quy trình kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất và đời sống, góp phần đào tạo cán bộ cho địa phương, tiếp nhận và chuyển giao các mô hình sản xuất hiệu quả để ứng dụng trên địa bàn tỉnh.

Tiến sĩ Bùi Văn Quyền nhấn mạnh, hiện nay, nước ta có khoảng 500.000 doanh nghiệp, trong đó có 110 tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước với nguồn lực rất lớn về vốn và nhân lực. Cụ thể, năm 2008, khi xây dựng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã tính toán rằng, nếu tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều trích 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp, thì quỹ này thu hút được 13.500 tỷ đồng, gấp 2 lần đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho KH&CN năm 2008 (7.000 tỷ đồng).

Chính vì thế, để góp phần thúc đẩy phát triển KH&CN trong điều kiện ngân sách Nhà nước khó khăn, rất cần các doanh nghiệp chung tay để có những công trình khoa học có giá trị ứng dụng váo phát triển kinh tế cho đất nước nói chung và cho từng doanh nghiệp nói riêng./.

Bài và ảnh: Huệ Như

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.