ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-12-23 13:19:36

Khuyến công hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn

Báo Cà Mau Từ khi Nghị định số 45/2012/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến công được ban hành đến nay, qua hơn 10 năm thực hiện chương trình khuyến công, tỉnh hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ trên 100 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc, thiết bị; 5 cơ sở được hỗ trợ tư vấn, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm...

Việc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm chất lượng, có giá trị sử dụng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước; góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển CNNT, nhất là góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công triển khai hiệu quả các đề án khuyến công để huy động nguồn lực các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNNT, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lao động xã hội và góp phần xây dựng NTM. Các đề án khuyến công giúp các cơ sở CNNT có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương”, ông Nguyễn Văn Nghi, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, chia sẻ.

Các sản phẩm CNNT tiêu biểu đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. (Ảnh chụp tại xưởng sản xuất của Công ty TNHH  MTV TM-DV Tiến Tài).

Hội đồng cấp tỉnh tổ chức 6 kỳ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, tham gia 5 cuộc bình chọn cấp khu vực và 4 cuộc bình chọn cấp quốc gia. Qua đó, tôn vinh 110 sản phẩm cấp tỉnh, 28 sản phẩm cấp khu vực và 11 sản phẩm cấp quốc gia có chất lượng, tiềm năng phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ðặc biệt, dù nguồn kinh phí hỗ trợ không nhiều so với tổng mức đầu tư của các doanh nghiệp, cơ sở CNNT, nhưng chương trình khuyến công đã phát huy tốt vai trò là nguồn vốn ban đầu, khuyến khích các cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư vốn đối ứng, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh...

“Trung bình cứ 1 đồng vốn từ ngân sách Nhà nước thu hút được khoảng 5 đồng vốn đầu tư của cơ sở CNNT. Ðây là con số đáng ghi nhận về hiệu quả đầu tư của chương trình, nhất là ở các nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”, ông Nguyễn Văn Nghi nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Kiểm, Giám đốc Công ty TNHH MTV TM-DV Tiến Tài, ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, chuyên sản xuất các loại cửa và tủ nhôm, sắt, inox, cửa kéo Ðài Loan, cửa cuốn tự động..., bộc bạch: "Với 23 năm làm duy nhất một nghề, biết bao thăng trầm trên thương trường, công ty mới đứng vững như ngày nay. Cuối năm 2021, đầu năm 2022; công ty cũng rất khó khăn sau đại dịch. Ðược hỗ trợ từ đề án khuyến công, công ty đầu tư máy mới, hiện đại, thực hiện đơn hàng lớn và cao cấp hơn. Ðề án khuyến công tạo động lực rất lớn để doanh nghiệp phát triển theo hướng hiện đại".

Từ nguồn vốn khuyến công, Công ty TNHH  MTV TM-DV Tiến Tài đầu tư máy móc hiện đại phục vụ sản xuất sản phẩm mới, yêu cầu cao về kỹ thuật.

Công ty Cổ phần LandviFood, Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, kinh doanh và chế biến hàng nông sản từ nguồn nguyên liệu của địa phương; hoạt động trong các lĩnh vực trái cây, rau củ tươi, gia vị, nước chấm, nước giải khát...

Ông Nguyễn Hoàng Ðão, Giám đốc Công ty Cổ phần Landvifood, cho biết: "Ðể tiếp nhận máy móc từ đề án khuyến công của tỉnh như đã ký kết, hiện nay, công ty đang hoàn thiện nhà xưởng, hệ thống điện... phù hợp với yêu cầu, tiến hành lắp đặt và hoạt động hệ thống trong thời gian tới".

Các đề án khuyến công đã hỗ trợ rất tích cực cho cơ sở CNNT trong việc tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm, đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị mới, hiện đại vào sản xuất, từ đó tạo ra các sản phẩm giá trị, đáp ứng đủ các điều kiện tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, sản phẩm OCOP, đồng thời từng bước khẳng định chất lượng, tạo được chỗ đứng trên thị trường./.

 

Phú Hữu

 

Nỗ lực duy trì nghề truyền thống

Ngoài làng nghề sản xuất muối ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi còn có một số nghề truyền thống khác như nghề dệt chiếu, nghề rèn... nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một. Một số người dân đã và đang nỗ lực để duy trì, bảo tồn nghề.

Chủ động kiểm soát dịch bệnh trên tôm

Từ đầu năm đến nay, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi thâm canh, siêu thâm canh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, với diện tích thiệt hại 105,6 ha. Ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực phòng dịch, giảm thiệt hại nhưng nguy cơ mầm bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Ðảm bảo hàng hoá phục vụ thị trường Tết

Sắp bước vào cao điểm mua sắm tết Nguyên đán, để đảm bảo chất lượng hàng hoá, quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã bắt đầu ra quân kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại phục vụ Tết Giáp Thìn 2024.

Có 32 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao

Chiều 28/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh (Hội đồng) họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023. Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.

Ðảm bảo mỹ quan đô thị phục vụ Festival Tôm

Để chuẩn bị cho Festival Tôm 2023, UBND TP Cà Mau gấp rút hoàn thành các phần việc trang trí đường phố, bố trí bãi giữ xe hợp lý và phương án xử lý rác thải, đảm bảo môi trường sạch - đẹp trong và sau khi sự kiện diễn ra. Phóng viên Báo Cà Mau vừa phỏng vấn ông Bùi Tứ Hải, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, về tiến độ thực hiện nhiệm vụ này.

Nuôi cá thòi lòi miệt Ðất Mũi

Cá thòi lòi được xem là đặc sản của huyện Ngọc Hiển, chúng sinh sống ở sông, kênh rạch... Cá thòi lòi rất hiếm người nuôi, nhưng ông Nguyễn Văn Hiền, ấp Cái Mòi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đã thí nghiệm mô hình này, bước đầu hiệu quả khả quan.

Kiểm tra thị trường trước Tết

Để đảm bảo hàng hóa thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng ngày 27/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã tiến hành kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại một số cửa hàng kinh doanh, buôn bán trên địa bàn TP Cà Mau.

Cần hỗ trợ thu hoạch lúa - tôm

Kể từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từ độc canh cây lúa sang lúa - tôm kết hợp, hằng năm nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước duy trì gieo sạ trên dưới 500 ha lúa - tôm, thuộc xã Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hoà Mỹ. Ðặc biệt, khi hệ thống cống Tiểu vùng Nam Cà Mau hoàn thành thì diện tích gieo sạ lúa - tôm liên tục tăng lên. Vụ mùa năm 2023, bà con xuống giống được hơn 830 ha, lúa đang phát triển tốt, sẽ cho thu hoạch đồng loạt vào cuối tháng 12. Nông dân phấn khởi về năng suất, nhưng không khỏi lo lắng khâu gặt lúa, bởi đã qua khi đến mùa thu hoạch lúa bà con phải chạy đôn chạy đáo kiếm nhân công, thậm chí có mướn giá cao cũng khó tìm được người.

Ðể nghề nuôi cua phát triển bền vững

Nhanh tay trói số cua mới câu được để kịp bán cho thương lái, anh Phạm Trung Tân (ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển) nhẩm tính: “Từ đầu vụ đến nay, gia đình tôi thu hoạch cua bán tầm hơn 90 triệu đồng, trừ chi phí chắc lời hơn 75 triệu đồng. Dưới vuông giờ cũng còn một mớ, đặt lọp vét chừng vài đợt nữa rồi chuẩn bị cải tạo ao đầm lại để làm tiếp vụ mới. Giờ thì kỹ thuật, kinh nghiệm, nguồn vốn đã có, vụ tới đây tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi và chia sẻ cách nuôi để bà con thực hiện, cùng vươn lên phát triển kinh tế”.

Ẩn hoạ từ việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 100 ngàn lao động nông thôn thì có 799 người bị tai nạn về điện, 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc, 1.700 người bị ảnh hưởng đến sức khoẻ do phun xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng cách. Và cùng theo nhận định từ cơ quan này, nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, chỉ đứng sau một số ngành công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và hoá chất.