ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:36:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kinh tế tập thể - nhìn thẳng để đi đúng - Bài cuối: Thay đổi để phát triển

Báo Cà Mau Hội nhập toàn cầu, cách mạng công nghiệp 4.0..., những bối cảnh mới này mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho khu vực kinh tế tập thể (KTTT). Ðể phát triển vững vàng trong điều kiện mới, đòi hỏi KTTT phải thay đổi cách thức hoạt động.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với điều kiện tự nhiên vùng biển tiếp giáp với nhiều nước khu vực Ðông Nam Á... và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở khu vực này, Cà Mau có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này đòi hỏi phải xây dựng khu vực KTTT với những chiến lược phát triển một cách bền vững. Trong đó tập trung phát triển hợp tác xã (HTX) gắn với các vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học - công nghệ, tạo sự liên kết, hợp lực... để không chỉ đủ sức đứng vững trên thị trường mà còn góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm ở địa phương.

Sớm có chính sách đặc thù

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, cũng như các chương trình hành động của Chính phủ..., Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình số 37-CTr/TU ngày 17/11/2022.

Theo đó, mục tiêu tỉnh đặt ra là đến năm 2030 có ít nhất 3 liên hiệp HTX, 400 HTX với hơn 5.200 thành viên; hơn 1.400 tổ hợp tác (THT), với hơn 17.100 thành viên. Ðặc biệt, có từ 70-80% HTX, 100% liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả (loại tốt, khá); 50% HTX liên kết sản xuất, kinh doanh theo mô hình liên kết chuỗi giá trị; trên 50% HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; 20% HTX nông nghiệp có lao động trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học về làm việc có thời hạn...

Tôm khô Ðầm Dơi.

Ðể đạt được mục tiêu này, Tiến sĩ Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng, UBND tỉnh nên tham mưu để HÐND tỉnh có chính sách đặc thù hỗ trợ HTX về đất đai, để các HTX có trụ sở, làm cơ sở sơ chế, chế biến và sản xuất.

Riêng đối với HTX Thuận Lợi, ông Dương Thành Long, Uỷ viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX, kiến nghị, cần có chính sách và tạo điều kiện hỗ trợ để HTX được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Ngoài ra, tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông để HTX thuận lợi trong việc trao đổi, mua bán hàng hoá..., để không riêng HTX Thuận Lợi mà tất cả các HTX khác trên địa bàn toàn tỉnh có điều kiện triển khai thực hiện hiệu quả những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước ổn định đời sống thành viên và Nhân dân trên địa bàn.

Năng lực quản lý của HTX, THT đang là điểm nghẽn khá lớn, tồn tại đã nhiều năm qua. Theo khảo sát cho thấy, trình độ học vấn phổ biến nhất của các thành viên hội đồng quản trị HTX vẫn là THCS và THPT, chiếm đến 81,3%; trình độ đại học khoảng 12,2%, còn lại là sơ cấp và trung cấp. Ngoài ra, có đến 75,6% chủ tịch hội đồng quản trị HTX kiêm luôn giám đốc.

Thực tế này cũng là một phần nguyên nhân khiến nhiều HTX chưa tuân thủ các nguyên tắc hoạt động theo quy định, còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước. Nhiều HTX khi có sự hỗ trợ thì hoạt động tốt, nhưng khi hết hỗ trợ thì không thể tự vận động và tồn tại được. Từ đó kéo theo thực trạng số lượng HTX thành lập mới hằng năm nhiều nhưng ngừng hoạt động cũng cao (khoảng 20%).

Theo đó, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho rằng, trước tiên nông dân phải có sự thay đổi tập quán sản xuất truyền thống sang cách thức sản xuất mới để phù hợp với yêu cầu hiện tại. Bà con nông dân không chỉ liên kết chặt chẽ với nhau mà còn liên kết với HTX nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thuận tiện khi tham gia liên kết chuỗi giá trị, cũng như tiếp nhận và thụ hưởng những chính sách từ Nhà nước.

Tiến sĩ Trần Minh Hải đề xuất, tỉnh cần hỗ trợ người có trình độ từ cao đẳng trở lên về làm việc tại HTX, mở nhiều hơn các lớp đào tạo, bồi dưỡng giám đốc HTX. Ðặc biệt là vị trí kế toán, ngoài đưa người trẻ vào HTX và mở lớp đào tạo, tỉnh đầu tư hệ thống kế toán HTX bằng phần mềm kế toán cho tất cả HTX dùng chung để khắc phục tình trạng gần 60% HTX chưa bao giờ xuất hoá đơn VAT.

Chuối xiêm ép khô là sản phẩm nổi tiếng của huyện Trần Văn Thời, nhưng hiện nay chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ.

Phát triển KTTT và HTX, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cạnh tranh, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay là nhu cầu tất yếu. Việc ứng dụng chuyển đổi số và các nền tảng số trong sản xuất, quản lý, điều hành và kinh doanh càng trở nên quan trọng đối với HTX. Ðây cũng là lĩnh vực mà HTX của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, dù hiện nay đã có khoảng 82% HTX ứng dụng Facebook, Zalo trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lại có đến 96% nền tảng số này là sở hữu cá nhân, tức trang cá nhân, chỉ có 4% HTX có Facebook, Website riêng.

Ðiều này đồng nghĩa khi cá nhân không còn thành viên HTX thì việc sản xuất kinh doanh trên nền tảng số sẽ bị gián đoạn. Do đó, việc đầu tư một nền tảng số chung cho tất cả HTX dùng để quản lý, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm là nhu cầu cần thiết hiện nay.

Ðồng thuận và lan toả

Ðể KTTT nói chung và KTTT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh phát triển mang tính đột phá, đạt hiệu quả cao và đảm bảo tính bền vững..., thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch... của HÐND và UBND tỉnh. Trong đó, tập trung các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; quy định mức chi hỗ trợ đào tạo đối với thành viên, người lao động KTTT và hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức KTTT... Mới đây, tỉnh đã tiến hành xây dựng Ðề án "Phát triển KTTT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2024-2030”.

Ðề án sẽ là cơ sở để tạo sự đồng thuận cao từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến các hoạt động triển khai, hỗ trợ phát triển KTTT. Từ đó, tiếp tục củng cố, mở rộng và phát triển KTTT, nhất là HTX trong các ngành, lĩnh vực, nhằm thu hút nông dân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp, nhiều tổ chức cùng tham gia hợp tác và liên kết. Ðặc biệt, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về KTTT, thông qua đổi mới cơ chế, chính sách, thể chế và các hỗ trợ cần thiết để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển KTTT và HTX.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ HTX xây dựng được liên kết chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, ông Lý Minh Vững còn kiến nghị, ngành chức năng cần tổ chức quy hoạch lại các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, nhằm phát triển vùng sản xuất an toàn theo quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó mới thực hiện tốt các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách huy động các nguồn vốn hỗ trợ thành viên HTX, HTX và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Liên quan đến vai trò kiến tạo trong quản lý Nhà nước đối với KTTT, tại Hội nghị KTTT của tỉnh, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, chỉ đạo, phải tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân về bản chất, vai trò và tầm quan trọng của KTTT. Xem KTTT là thành phần quan trọng, phải được củng cố phát triển và trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế, là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay và phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức và tư duy này phải được thay đổi thật sự trong toàn hệ thống chính trị để tạo sự lan toả trong toàn dân.

Khi KTTT và HTX phát triển đúng với bản chất sẽ trở thành không gian mở để tăng thành viên, mở rộng thành phần và nâng cao hiệu quả hợp tác; đa dạng dịch vụ..., tức sẽ phát huy được lợi thế số đông để “mua chung”, “bán chung”, từ đó có thể chi phối được thị trường, đầu vào lẫn đầu ra. Ðây cũng là điều kiện để tận dụng tối đa các cơ hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, phát huy tối đa lợi thế các địa phương, nhất là các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh... Từ đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thành viên và cộng đồng trong khu vực.


Theo dự kiến, tổng nhu cầu vốn để hỗ trợ phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2030 khoảng 726,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 139,8 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 497,4 tỷ đồng, vốn ODA khoảng 9 tỷ đồng, còn lại là nguồn từ tư nhân, HTX và doanh nghiệp, khoảng 80,6 tỷ đồng.


 

Nguyễn Phú - Chí Diện

 

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

Nan giải bài toán “ngọt hoá” - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

"Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ luỵ sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hoá. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hoá", đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.