ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 3-1-25 03:33:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kiến nghị tăng nguồn vốn uỷ thác địa phương

Báo Cà Mau Đến ngày 30/9, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn uỷ thác là 297 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn cấp tỉnh là 256 tỷ đồng; nguồn vốn ủy thác cấp huyện, thành phố là 38 tỷ đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 3 tỷ đồng.

Thông tin trên được nêu tại buổi khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua NHCSXH, chiều 13/11. Đoàn khảo sát do bà Vũ Hồng Như Yến, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc NHCSXH tỉnh, chia sẻ về mô hình hoạt động của NHCSXH.

Từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống, đến nay được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh hàng năm bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. Nguồn vốn đã được đầu tư đúng đối tượng thụ hưởng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả được nhân rộng tại địa phương.

Cụ thể, doanh số cho vay từ năm 2021 đến 30/9/2024 là 280,3 tỷ đồng, với 7.206 lượt khách hàng vay vốn.
Tổng dư nợ cho vay các nguồn vốn nhận uỷ thác tại địa phương là 293 tỷ đồng (tỷ lệ sử dụng vốn 98,65 %), với 8.671 khách hàng vay vốn. Trong đó, cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 275 tỷ đồng (tỷ lệ sử dụng vốn 99,78%), với 8.321 khách hàng vay vốn; cho vay Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 14 tỷ đồng (tỷ lệ sử dụng vốn 92,7%), với 300 khách hàng vay vốn; cho vay Nhà ở vùng Đất Mũi là 3,7 tỷ đồng (tỷ lệ sử dụng vốn 100%) với 50 khách hàng vay vốn.

Tổng số tiền nợ quá hạn là 0,7 tỷ đồng, chiếm 0,24% trên tổng dư nợ nguồn vốn ủy thác địa phương. 

Đoàn khảo sát tham quan mô hình nuôi chồn từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách của bà Phan Ngọc Nga, Khóm 6, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Theo lãnh đạo NHCSXH tỉnh, hàng năm chuyển vốn ngân sách địa phương uỷ thác sang NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn hạn chế, trong khi người dân đang cần nguồn vồn để đầu tư phát triển sản xuất ngày càng nhiều.

Việc thực hiện Đề án bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, tại Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh, đạt thấp so kế hoạch vốn đã xây dựng. Cụ thể, nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh uỷ thác là 270 tỷ đồng, tuy nhiên từ năm 2021-2024 mới chuyển được 130 tỷ đồng (đạt 44%/kế hoạch nguồn vốn).

Bên cạnh đó, một số địa phương cấp huyện chưa quan tâm đúng mức đến việc bố trí ngân sách uỷ thác sang để cho vay hoặc bố trí chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của địa phương ,vì vậy nguồn vốn từ ngân sách chuyển sang tại một số huyện chưa đạt kế hoạch được giao.

Tổng nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH chỉ mới đạt 6,8%/tổng nguồn vốn, trong khi đó mục tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 4/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 thì hàng năm ngân sách địa phương chuyển sang chiếm khoảng 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng, phấn đấu đến năm 2030 đạt 15%/tổng nguồn vốn.

Nhu cầu của người dân trên địa bàn đối với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đặc biệt là chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là rất lớn nhưng nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Đoàn khảo sát làm việc với Tổ Tiết kiệm và Vay vốn Khóm 6, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Theo đó, tại buổi làm việc, NHCSXH tỉnh kiến nghị HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn đầu tư công tiếp tục chuyển sang NHCSXH uỷ thác cho vay, nhằm thực hiện đạt theo Chiến lược phát triển NHCSXH trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2030.

Bên cạnh đó, bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025; đầu tư nâng mức cho vay, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, những hộ khó khăn có nhu cầu vay vốn trên địa bàn.

Bà Vũ Hồng Như Yến, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, ghi nhận sự đóng góp của NHCSXH đối với địa phương.

Bà Vũ Hồng Như Yến, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, ghi nhận sự đóng góp của NHCSXH với địa phương, đặc biệt là việc uỷ thác cho vay vốn đối với những hộ chính sách rất ý nghĩa.

Các thành viên của đoàn khảo sát đều đồng tình với kiến nghị của NHCSXH về việc tăng nguồn vốn uỷ thác của địa phương, đồng thời ủng hộ các giải pháp đề xuất của NHCSXH trong quá trình hoạt động. 

Bà Yến đề nghị, thời gian tới, NHCSXH tỉnh tăng cường các hoạt động nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách, phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể nhận uỷ thác, chính quyền địa phương để xử lý nợ khoanh, nợ quá hạn./.

 

Hồng Phượng

 

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Khát vọng cất cánh

Nhìn lại năm 2024, Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau có thể tự hào với những thành tựu quan trọng đạt được trong hành trình phát triển. Tổng thể của bức tranh ấy là gam màu tươi sáng, đa sắc, sôi động với những nét chấm phá đầy ấn tượng và lòng người trọn vẹn, son sắt chung một ý chí, niềm tin.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Ðiểm sáng bức tranh kinh tế - xã hội Cà Mau năm 2024

Năm 2024 khép lại với nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng là năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế tỉnh nhà khi có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao. Ðó là kết quả hết sức tự hào của toàn Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau sau 1 năm nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó, tạo lập những thành tích mới cho quê hương.

Tập trung số hoá ngành Nông nghiệp

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diễn ra vào chiều 30/12.

Đặt lợi ích của người dân lên cao nhất

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trí Lực (ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào ngày 28/12.

Hiện đại hoá ngành công nghiệp chế biến

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công thương) vừa tổ chức nghiệm thu, bàn giao máy móc thiết bị sản xuất cho 2 cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP Cà Mau, gồm: Ðề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu” cho Công ty TNHH Phát triển Xanh Việt Nam, Khóm 6, Phường 1; Ðề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất bột ngũ cốc” cho Cơ sở kinh doanh Quách Tệt, Khóm 4, Phường 7.

Ngành Nông nghiệp tăng trưởng GDP ước đạt 3,3%

Năm qua, ngành Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Ngành đạt mức tăng trưởng GDP ước khoảng 3,3%; Sản lượng, năng suất nhiều sản phẩm chủ lực tăng khá cao, tiêu biểu như: lúa gần 43,7 triệu tấn, tăng 0,4% và năng suất 6,14 tấn/ha.

Doanh nghiệp trẻ cần đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động

Sáng 27/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực trạng, giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trẻ tỉnh Cà Mau trong thời kỳ mới”.

Tăng tính bảo mật dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được phép ghi nhớ mật khẩu đăng nhập, theo quy định tại Thông tư 50/2024/TT-NHNN (Thông tư 50)do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Quy định này là một phần trong nỗ lực nâng cao mức độ an toàn, bảo mật đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, đồng thời đảm bảo sự bảo vệ tối đa cho thông tin cá nhân của khách hàng trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển.