ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 22:51:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiện đại hoá ngành công nghiệp chế biến

Báo Cà Mau Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công thương) vừa tổ chức nghiệm thu, bàn giao máy móc thiết bị sản xuất cho 2 cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP Cà Mau, gồm: Ðề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu” cho Công ty TNHH Phát triển Xanh Việt Nam, Khóm 6, Phường 1; Ðề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất bột ngũ cốc” cho Cơ sở kinh doanh Quách Tệt, Khóm 4, Phường 7.

Công ty TNHH Phát triển Xanh Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh rượu nhàu và phát triển sản phẩm nông nghiệp. Các máy móc, thiết bị được hỗ trợ lần này gồm 6 máy: máy ép nước nhàu, máy vắt ly tâm, thiết bị lọc áp, máy thanh trùng, hệ thống trao đổi nhiệt, máy chiết rót piston 1 vòi; tổng vốn đầu tư gần 500 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Khanh (phải) cùng đoàn công tác của Sở Công thương bàn giao máy móc hỗ trợ Công ty TNHH Phát triển Xanh Việt Nam, Khóm 6, Phường 1.Ông Phạm Văn Khanh (phải) cùng đoàn công tác của Sở Công thương bàn giao máy móc hỗ trợ Công ty TNHH Phát triển Xanh Việt Nam, Khóm 6, Phường 1.

Theo đó, không chỉ giúp công ty tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tạo dựng thương hiệu nước cốt nhàu của Cà Mau, mà còn giải quyết đầu ra cho nguyên liệu của người dân.

Cơ sở kinh doanh Quách Tệt đang phát triển kinh doanh bột ngũ cốc mang tên An An, thực phẩm có lợi cho sức khoẻ được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Sản phẩm đã khẳng định được chất lượng và đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023, OCOP 3 sao năm 2021. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất sản phẩm bột ngũ cốc, công đoạn nghiền hạt thành bột là rất quan trọng, cần có máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến sản phẩm OCOP 4 sao. Theo đó, dự án đầu tư máy nghiền bột ngũ cốc trị giá 269,5 triệu đồng, công suất 100 kg/mẻ/ngày (ngày 8 giờ), độ mịn 0,2 mm, phù hợp với nhu cầu sản xuất của cơ sở hiện nay.

Ông Quách Tệt vận hành máy nghiền bột ngũ cốc được Nhà nước hỗ trợ.Ông Quách Tệt vận hành máy nghiền bột ngũ cốc được Nhà nước hỗ trợ.

Ông Phạm Văn Khanh, Phó trưởng phòng Kinh tế thành phố, cho biết: “Năm 2024, thành phố được hỗ trợ 3 đề án. Năm tới, chúng tôi sẽ đề xuất hỗ trợ thêm 6 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm OCOP để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển. Việc hỗ trợ máy móc, thiết bị trong sản xuất có ý nghĩa thiết thực, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, phù hợp với chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời góp phần giải quyết việc làm ổn định cho lao động địa phương”.

Ông Trần Hoàng Em, Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh, cho biết: “Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 947/QÐ-UBND ngày 13/5/2024 phê duyệt Ðề án phát triển công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, trong đó giao Sở Công thương ưu tiên xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án khuyến công để thúc đẩy, phát triển ngành công nghiệp chế biến, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh”./.

 

Ngọc Huệ

 

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.