ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:54:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng cho du lịch ẩm thực

Báo Cà Mau Trong chuỗi hoạt động của Chương trình sự kiện "Cà Mau - Ðiểm đến 2024", một trong những hoạt động được kỳ vọng sẽ tăng sức quảng bá du lịch ẩm thực là Ngày hội Bánh phồng tôm gắn với văn hoá ẩm thực Năm Căn, dự kiến được tổ chức trong tháng 9 tới đây. Cùng với đó là kỳ vọng giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các chủ thể có sản phẩm bánh phồng tôm OCOP 3 sao, 4 sao, đến tay người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước, góp phần tăng số lượng xuất bán ra thị trường, tăng thu nhập cho người làm nghề.

Được biết, trong khuôn khổ ngày hội, du khách sẽ được xem quy trình sản xuất bánh phồng tôm và thưởng thức món bánh phồng tôm tại làng bánh phồng tôm Hàng Vịnh, huyện Năm Căn; tổ chức không gian trưng bày gian hàng bánh phồng tôm và các sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh; hội thi chế biến các món ăn từ bánh phồng tôm hoặc chế biến các loại bánh phồng từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: bánh phồng tôm tít, bánh phồng cua, bánh phồng ngũ quả. Ngoài ra, để đẩy mạnh công tác truyền thông, tỉnh Cà Mau sẽ kết nối, giới thiệu đến các TikToker kinh doanh bánh phồng tôm về sự kiện, nhằm tạo hiệu ứng lan toả, thu hút du khách.

Trên cơ sở các hoạt động này, các chủ thể OCOP bánh phồng tôm trong tỉnh đã và đang chuẩn bị sẵn tâm thế và kế hoạch tham gia ngày hội lớn.

Chị Nguyễn Ngọc Phương, Chủ cơ sở sản xuất bánh phồng Lâm Phát Thành, Ấp 1, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, luôn nỗ lực sáng tạo, cho ra nhiều loại bánh phồng chất lượng, màu sắc bắt mắt, với lượng bánh xuất bán ra thị trường 6-8 tấn/năm.

Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Kiên Cường Năm Căn, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hiện có 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (sản phẩm bánh phồng cua, bánh phồng tôm tít đạt 3 sao và bánh phồng tôm đạt 4 sao). Công ty đã xây dựng chuỗi đại lý ở 63 tỉnh/thành cả nước, với lượng xuất bán 120-150 tấn/năm, trong đó 70% là khách hàng miền Bắc. Ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Công ty, chia sẻ: “Tại địa bàn xã Hàng Vịnh đã hình thành được làng nghề bánh phồng tôm từ nhiều năm nay, tuy nhiên du lịch tỉnh nhà chưa khai thác được tiềm năng này. Mong muốn tới đây, đặc biệt là qua sự kiện Ngày hội Bánh phồng tôm, ngành chức năng tỉnh nhà sẽ quan tâm, kết nối các công ty du lịch mở tour tham quan làng nghề bánh phồng tôm, để khách du lịch có thể trải nghiệm làm bánh, thưởng thức bánh tại chỗ, đây sẽ là kênh truyền thông thực tế rất hiệu quả”.

Sản xuất bánh phồng tôm tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Kiên Cường Năm Căn.

Chị Ðỗ Hồng Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Nuôi trồng thuỷ sản - Dịch vụ Hồng Hoa, ấp Ðồng Tâm B, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Trước đây, gia đình chỉ sản xuất nhỏ lẻ, hằng năm chỉ bán 300-500 kg. Kể từ năm 2021 đến nay, chúng tôi liên kết thành lập hợp tác xã và tham gia xây dựng 2 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao (bánh phồng tôm và bánh phồng chuối). Chúng tôi tích cực tham gia các hội chợ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, nhờ đó, đến nay lượng bánh xuất ra thị trường trên 6 tấn/năm. Mong rằng, tại Ngày hội Bánh phồng tôm lần này, chúng tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều đối tác, hợp tác đầu ra, để tăng sản lượng xuất ra thị trường trong thời gian tới”.

Cà Mau hiện có 142 sản phẩm OCOP, gồm 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao; trong đó có 12 sản phẩm bánh phồng đạt chuẩn OCOP 3 sao, 3 sản phẩm 4 sao, của 10 chủ thể. Ðể đa dạng hoá sản phẩm bánh phồng, các chủ thể đã linh hoạt kết hợp nguyên liệu, tạo ra nhiều loại bánh phồng ngon gắn với các món đặc sản, đặc trưng của Cà Mau như: tôm, cua, hàu và bánh phồng ngọt làm từ các loại trái cây, rau củ bắt mắt, hấp dẫn. Tất cả với mong muốn đưa sản phẩm đặc trưng của tỉnh nhà vươn xa, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách về trải nghiệm du lịch, thưởng thức ẩm thực và cả tình người Cà Mau hồn hậu, hiếu khách.

Toàn tỉnh hiện có 142 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao.

 

Loan Phương

 

Liên kết hữu ích
Khám phá Bánh mì Xe Limousine Hà Nội Hải Phòng Quang Huy sản xuất nồi nấu hủ tiếu giá rẻ

Mắm chưng - Món ngon cho bữa cơm gia đình

Các loại mắm cá quen thuộc như: mắm lóc, mắm cá sặt, mắm cá phi, mắm cá linh, mắm cá sơn... ngoài ăn sống, nấu lẩu thì món mắm chưng cùng thịt ba rọi bằm nhuyễn, hột vịt, nêm gia vị, được xem là món ăn dân dã nhưng khá hao cơm trong các bữa cơm gia đình Việt.

Mát dịu vị tuổi thơ

Vốn là thức quà vặt gắn liền với tuổi thơ của biết bao người, ngày nay, các món kem mát lạnh dù được biến tấu với những sắc màu sáng tạo riêng để trở nên hấp dẫn hơn, nhưng đối với thực khách, món giải khát phổ biến này vẫn giữ đúng dư vị tuổi thơ mà ai cũng thích mê.

Tinh tuý món gỏi đồng quê

Ẩm thực không chỉ là nét văn hoá về vật chất mà còn là văn hoá về tinh thần, hình thành tự nhiên trong cuộc sống, và mỗi khi nhắc đến Cà Mau - mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị.

Mùa cà na chín rộ

Cà na thường chín rộ vào khoảng tháng 7, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, loại cây này được trồng hoặc từ trái rụng rồi tự sinh sôi phát triển, phổ biến ở các tỉnh miền Tây. Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có hộ trồng cây cà na để làm cảnh, hoặc để con cháu quấn quýt hái trái khi có dịp trở về quê vào mùa cà na chín.

Về U Minh Hạ ăn gỏi cuốn hoa mua

Cây mua (hay còn gọi cây dã mẫu đơn) là loài cây bụi, thích nghi với đất phèn nên mọc nhiều ở rừng U Minh Hạ. Cây mua rừng có thân màu nâu, lá mọc đối xứng nhau, thân lá có lông nhám, là cây sống lâu năm nên chiều cao của chúng lên đến một vài mét. Hoa mua có 5 cánh, màu hồng tím và có phấn, thường nở thành 2-3 đoá nằm ở đầu cành. Quả mua chín có màu tím đen, vị ngọt ngon... Hoa mua chế biến được nhiều món ngon, trong đó phải kể đến món gỏi cuốn bánh tráng, với hoa mua trộn đọt choại, rất ngon.

Những món thân quen

Ở TP Cà Mau, những quán ăn lâu năm vẫn luôn là địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đối với cả người dân địa phương và du khách, bởi hương vị các món ngon là bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ, với lượng khách quen đông đảo.

Món ăn từ hoa - Vừa đẹp, vừa ngon

Ở miền Tây sông nước có rất nhiều loài hoa dân dã được trồng trong vườn nhà, hoặc mọc ven sông, ao hồ... Không chỉ khoe sắc, tô điểm cho cảnh quan, các loài hoa này còn là nguồn thực phẩm sạch, được người dân khéo léo chế biến thành những món ăn ngon, đẹp mắt và mang hương vị đặc trưng riêng.

Bắt mắt bánh tằm khoai mì

Khoai mì được trồng nhiều trong các liếp vườn, bờ vuông ở vùng quê, ngoài món luộc truyền thống, người dân còn biến tấu món bánh tằm khoai mì, kết hợp phẩm màu từ rau củ thiên nhiên, giúp món ăn thêm bắt mắt, hấp dẫn.

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.

Ðặc sắc ẩm thực người Hoa

Nhắc đến ẩm thực của người Hoa, nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự đa dạng, phong phú và độc đáo của những món ăn vừa ngon, vừa tinh tế, khéo léo trong khâu chế biến, mang hương vị đặc trưng rất riêng, làm say lòng biết bao thực khách.